ĐẠO VÀ GIÁO



Người học Đạo, trên đường tìm về bản thể cuả Pháp, đôi khi nhầm lẫn giữa lý tánh của các tôn giáo, giáo đoàn ( Giáo) với thể tánh của Đạo. Có nhiều bài viết không hiểu đứng trên góc độ nào, nhân danh bản thể nào của Thượng Đế mà gộp chung cả Đạo và Giáo của nhiều tôn giáo vào chung một rọ, rồi đả kích lẫn nhau, không phân biệt đâu là đạo và đâu là giáo. Khi có ý kiến khác biệt thì mạnh dạn gọi đó là Tà kiến!
Một ví dụ : có thể nói Cao đài là một tôn giáo, nhưng không thể nói đạo giáo Cao đài. Vì giáo lý Cao đài là sự tổng hợp của Ba tôn giáo lớn : Tiên, Phật, Chúa- không có Lý đạo riêng .
Còn đạo Phật thì sao?. Phật khi giác ngộ, tự mở ra một mối Đạo lớn, chưa từng tự xưng mình là Giáo chủ bao giờ. Phật không độc tôn mình, không độc quyền cái Pháp tu. Cái Pháp của Phật để lại thì ai cũng Tu được, cũng chứng được khi đã đủ duyên. Những chuyện gán ghép Phật khi sinh ra là tuyên bố Thiên thượng thiên hạ- Duy ngã độc tôn...Phật giáo là đạo dạy tiêu cực, thần thông trong Phật giáo...vv không phải là chân ý của Phật Đạo. Khi Đức Phật Thích Ca lịch sử không lấy sự kết hợp giữa Thần và Người làm bản chất cho các luận thuyết cuả mình ( ngài chỉ lấy Pháp làm trung tâm) thì đó không phải là tôn giáo.
Đạo Phật chỉ trở thành tôn giáo khi người đời sau tôn Ngài Thích Ca lên ngôi vị Chí Tôn, phát triển từ Tăng đoàn thành Giáo hội, xuất hiện các hệ thống truyền thưà, các chi phái.
Cũng như Đức Chúa Jesus cả đời đi truyền giảng và chữa bệnh, cũng đâu mong muốn để sau này trên trái đất có một giáo hội La mã, một Tòa Thánh Vatican quyền lực nghiêng trời, xen lẫn tôn giáo vào chính trị. Cũng biết rằng đó là sự phát triển đương nhiên của bất cứ tôn giáo thế tục nào trên trái đất này. Nhưng không vì tôn giáo đó còn nhiều khiếm khuyết hữu hình( thí dụ như giáo lý thì rối rằm, giáo điều thì nhiêu khê ) mà vội vã phê phán cả đạo giáo siêu hình của người khác.

Đạo là một con đường-Giáo như chiếc xe chở người tầm cầu chân lý.
Đạo là một dòng sông- Giáo như chiếc bè đưa người qua sông
Đạo là hạt giống- Giáo như cái cây nẩy mầm trên hạt giống đó.
Và khi bậc trí giả thấy Đạo rồi thì họ sẽ rời xe, bỏ bè, đắc quả thành một hạt giống mới. ( dựa theo ý ngài Minh Đăng Quang)
Chỉ có những ai chưa đủ cơ duyên thì tiếp tục bám vào Giáo ( giáo lý, giáo điều, giáo hội, giáo đoàn….), như người tu mà không dám rời cổ xe, bỏ chiếc bè và muôn đời là trái xanh chưa chín trên cành cây.
Cũng không vì chiếc xe cũ kỹ mà đào phá cả con đường,vì chiếc bè đi chậm mà chê dòng sông lười trôi, vì hạt giống chưa nảy mầm mà vội nói là “ tiêu nha bải chủng”. Thái độ đó là không khách quan, không đúng với tinh thần khoa học khi nghiên cứu tôn giáo.

Đã có một Đại sư huynh viết rằng : “ Có câu nói: thấy cái gì đông đừng tưởng là đúng. Cho nên các tôn giáo có nhiều tín đồ cũng chưa chắc là đúng.” Bản thân vothuongdao cũng tâm đắc với một câu nói nổi tiếng của Lenine : Số đông chưa phải là chân lý. Một bài viết nào dù được nhiều người tán đồng thanks rất nhiều, nhưng vothuongdao cũng xem xét cẩn thận. Một thông tin nào được nhiều người tung lên, cũng phải kiểm chứng từ nhiều nguồn.

Nhưng thông thường, tâm lý đám đông là một vũ khí hiệu quả trong việc truyền bá tư tưởng ( hay truyền đạo), một hành động nào đó có lợi cho những chủ thể biết sử dụng phương pháp này.
Cũng vì vậy mà đừng có ai mong tìm được một tôn giáo tự chủ nào đứng ngoài sự ảnh hưởng của các thế lực chính trị. Ngay thời Phật Thích Ca còn tại thế, ngài đã sử dụng các mối quen biết với các vua chúa trong vùng để gửi các Tăng đoàn của mình đến truyền đạo. Lịch sữ phát triển của nhân loại gắn liền với sự ra đời của các tôn giáo lớn, đồng thời cũng gắn liền với hàng loạt cuộc thánh chiến đẩm máu từ Âu sang Á vẫn còn cho đến bây giờ./