kết quả từ 1 tới 20 trên 20

Ðề tài: sách quý của đạo cao đài .

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định sách quý của đạo cao đài .

    đây là cuốn sách quý của phái cao đài.( đại thừa chơn giáo)

    CHƯƠNG I
    HÌNH-NHI HẠ-HỌC
    GIÁO-LÝ CÔNG-TRUYỀN

    1) Thánh Tựa xuất bản kỳ nhì * Cao-Đài Thượng-Đế
    2) Bài Ca Tụng của Đạo-hữu Trần-Văn-Quế
    3) Lời Cầu Nguyện của đệ-tử Chiếu-Minh-Đàn
    4) Thánh Tựa * Động-Đình-Hồ Đại-Tiên-Trưởng
    5) Khai Kinh Giác-Minh Kim-Tiên Thỉ-Tổ Đại-Tôn-Sư (Hồng-Quân Lão-Tổ) Tam-Thanh Thượng-Giáo
    6) Tam-Giáo Thánh-Nhơn
    7) Cao-Đài Xuất Thế * Đại-Đạo Hưng Truyền
    8) Giải Nghĩa Bốn Chữ “Đại-Thừa Chơn-Giáo”
    9) Chỉ Ý Thuyết Minh Thầy lập Cao-Đài Đại-Đạo như thế nào ?
    10) Đại-Đạo Luận Tại sao cơ Đạo rẽ chia ?
    11) Nền Tảng Cao-Đài Đại-Đạo
    12) Tôn Chỉ của Cao-Đài Đại-Đạo * Luận về chữ “Hữu” và “Vô”
    13) Quân-Tử và Tiểu-Nhơn
    14) Kiên Nhẫn * Hạnh Người Tu
    15) Hòa Hiệp
    16) Đoàn Thể
    17) Đạo-Đức
    18) Xả Thân Giúp Đời
    19) Hai Mối Đại Ân
    20) Tỉnh Thế
    21) Trách Đời
    22) Quả Báo Luân Hồi
    23) Lý Thiên-Nhiên và Lý Tự-Nhiên
    24) Khởi Trung Tâm Đạo
    25) Khuyến Tu cho thuận Thiên-Ý
    26) Đức Tin
    27) Lý Đạo * Phép Tu
    28) Luyện Kỷ Tu Thân Qui Tam-Bửu Ngũ-Hành
    29) Tầm Tu Chơn-Đạo Luyện Đạo Tu Hành

    CHƯƠNG II
    HÌNH-NHI THƯỢNG-HỌC
    ĐẠI-THỪA TÂM-PHÁP

    30) Tiên-Thiên Cơ-Ngẫu
    31) Hậu-Thiên Cơ-Ngẫu Thầy lược luận chữ “Tu”
    32) Luận về Đại-Đạo Tâm-Truyền
    33) Nhơn Vật Tấn Hóa
    34) Thập-Tự Tam-Thanh Tam-Giáo Ngũ Hành Cao-Đài Đại-Đạo và Cao-Đài Tôn-Giáo
    35) Sắc Không Luận
    36) Luận về Chữ “TÂM” Cái Báu của Nguơn-Tinh
    37) Xuất Thần Thất Tình
    38) Tồn Tâm Dưỡng Tánh
    39) Tham Thiền Nhập Định
    40) Luyện Đạo
    41) Tam Thừa Cửu Chuyển
    42) Dưỡng Sanh Tánh Mạng
    43) Vũ Trụ
    44) Địa Cầu 68
    45) Thiên-Đàng Địa-Ngục
    46) Đại-Đạo Phục Hưng * Cao-Đài Xuất Thế Cách Thức Thờ Phượng

    CHƯƠNG III
    ẤN-CHỨNG THIÊNG-LIÊNG
    Đàn Ra Kinh Đại-Thừa Chơn-Giáo

    47) Giác-Bửu Nương-Nương
    48) Bạch-Bửu Tiên-Nương
    49) Bích-Vân Tiên-Cô Đàn Chợ-Lớn
    50) Đại-Giác Chơn-Tiên
    51) Ngọc-Vân Tiên-Nương
    52) Diêu-Cung Ngọc-Nữ Thảo-Lư Đàn
    53) Giác-Minh Kim-Tiên
    54) Thiên-Môn Đế-Quân
    55) Huệ-Mạng Kim-Tiên Trước-Tiết Tàng-Thơ
    56) Đạo-Đức Kim-Tiên
    57) Linh-Bửu Chơn-Nhơn
    58) Đạo-Ngạn Chơn-Quân Đàn Phú-Lâm
    59) Thanh-Hư Đạo-Nhơn
    60) Ngọc-Thiên Tiên-Nương
    61) Ngọc-Bửu Nương-Nương Long-Ẩn Đàn
    62) Ngọc-Diêu Tiên-Nương
    63) Ngộ-Tánh Chơn-Nhơn
    64) Ngọc-Hoa Tiên-Nương TIÊN PHONG
    65) Càn Tịch
    66) Khôn Tịch

    nếu các bạn thích tôi sẽ đăng toàn bộ cuốn sách .
    thân.

  2. #2

    Mặc định

    Cám ơn bạn theo tôi bạn nên đăng từ từ để mọi người cùng thưởng thức bình luận.
    VÔ VI LÀ HỌC NƠI TẤT CẢ VÀ HÒA NƠI TẤT CẢ

  3. #3

    Mặc định

    -nên đăng những gì chưa thông hiễu,khác lạ...
    trần gian là 1 chốn nô đùa ta chơi cho đã 4 mùa về 0'''...0937532387 anhhungdenhatngu

  4. #4

    Mặc định

    Thánh Tựa xuất bản kỳ nhì

    Cao-Đài Thượng-Đế Thầy mừng các con.

    Thi:

    ĐẠI-THỪA căn bản đạo huyền thâm,
    CHƠN-GIÁO tầm tu khỏi lạc lầm,
    Kẻ trí xem qua tăng huệ trí,
    Người mê đọc đến giảm mê tâm.
    Tầm chương giải thích chơn-thường-Đạo,
    Trích-cú ẩn-vi pháp diệu thâm,
    Kinh Thánh truyền ban người hữu hạnh,
    Đắc truyền mới rõ máy cao thâm.

    Thi Bài:

    ĐẠI-THỪA xuất bản kỳ hai,
    Phục hưng CHƠN-GIÁO phổ khai Đại Đồng.
    Đến ngày chỉnh lập Hoa Long,
    Thế gian mới biết danh ông CAO-ĐÀI.
    Kinh truyền chẳng luận dở hay,
    Ai người huệ trí tầm ngay chơn truyền.
    Là phương tạo Phật tác Tiên,
    Là đường siêu thoát lưu truyền muôn năm.

    Phàm Tựa


    PHÀM TỰ BÀI CA TỤNG

    Theo kinh điển của các Thánh-nhơn ngày xưa thì chỉ có ngôi Thái-Cực là tuyệt đối mà thôi, kỳ dư nhứt nhứt trong Càn-Khôn Võ-Trụ đều do luật “tương đối” mà ứng hiện.
    Lớn rộng bao la hơn hết là Trời với Đất, nhỏ nhít tế vi hơn hết là côn trùng mà còn tránh không khỏi sự phân tách ra nhị thể là Âm Dương thay, huống chi là người và các giống khác.
    Vậy luật tương đối là một luật chung của Càn-Khôn Võ-Trụ mà nhứt là cảnh Sắc-Giới này.
    Cao-Đài Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ đã hiện ra nơi cảnh “Sắc-Giới” thì tức nhiên phải chịu dưới luật ấy mà phô diễn ra làm hai thể cách hữu hình là:
    Cao-Đài Đại-Đạo và Cao-Đài Tôn-Giáo.
    Hai thể cách này tức là “Tả Chi Hữu Dực” của Đạo Trời để tiếp tục nhau mà đưa quần linh từ cảnh “Vô Minh Khổ Não” của trần tục cho đến cảnh “Hư Vô Tịch Diệt”, để cùng hội hiệp với Đấng Chúa Tể Càn-Khôn.
    Cao-Đài Đại-Đạo thì hiện nay có chi Chiếu-Minh làm đại diện, chuyên về khoa bí-truyền, hay là khoa siêu phàm nhập Thánh.
    Cao-Đài Tôn-Giáo thì hay về khoa phổ hóa mà hiện nay làm đại diện là: các chi phái bên “Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ” và phái “Tiên-Thiên”.
    Đã là “Tả Chi Hữu Dực” của Đạo Trời thì hai cơ thể “Bí-Truyền” và “Phổ-Hóa” phải liên hòa tương tiếp, tương trợ lấy nhau mới có thể chống vững Đạo Trời và làm cho cây Đạo đặng rườm rà sung túc thêm lên là vì:
    Nếu không cơ “Bí-Truyền” thì cơ “Phổ-Hóa” không thể đưa người đến mục-đích cuối cùng của chữ “Tu” đặng. Như vậy, lý thuyết lấy đâu làm căn cứ cao siêu hầu phổ hóa Năm Châu sau này? Trái lại khoa “Bí-Truyền” không khoa “Phổ-Hóa” thì lấy đâu tuyển chọn sĩ tử vào trường để cùng tuyên truyền mối Đạo “Vô-Vi” ?
    Đường tu chẳng khác cuộc “Đăng Sơn” mà lưỡng khoa đã kể đó tức là hai khoảng tối trọng của con đường ấy. Từ chơn non đến bán lộ là về khoa Phổ-Hóa, từ bán lộ đến đảnh là về khoa Bí-Truyền. Đôi khoảng phải tương tiếp nhau mới có thủ có vĩ, có thỉ có chung, đường tu mới trọn. Cứ theo thứ tự niên ngoạt nhựt thời mà xét thì xưa kia khoa Bí-Truyền ra đời trước cơ Phổ Hóa. Nay khoa Phổ Hóa đã đi đặng một bước đường khá dài thì khoa Bí Truyền phải ra mặt mà đưa kẻ thiện duyên đến đảnh.
    Vì vậy mà ngày nay mới có quyển ĐẠI-THỪA CHƠN-GIÁO. Quyển ĐẠI-THỪA CHƠN-GIÁO ra đời thiết tưởng là một sự đại hạnh, đại phúc cho quần linh vậy.
    Là vì từ xưa đến nay kinh sách luận về Đơn-Kinh không phải ít, nhưng lời nói rất u ẩn, lý thuyết rất kín đáo. Vì vậy chưa mấy bực đoạt đặng chơn truyền và sự lầm lạc thật vô số định.
    Nay nhằm buổi Hạ-Nguơn, Thiên-Địa tuần huờn. Cơ “Tân-Dân Minh-Đức” sắp khai diễn hầu đưa người trở về thời Thượng-Đức, nên ĐẤNG CHÍ-TÔN vì lòng từ bi vô lượng, vô biên, mới hạ lịnh hội Tam-Giáo ban cho người đang cơn dỡ chết dỡ sống quyển kinh ĐẠI-THỪA CHƠN-GIÁO này:
    1) Để vẹt ngút mây mù ngàn năm hầu cho đời đặng trông thấy Đạo Trời một cách chánh đại quang minh, không còn chi gọi là mơ-hồ nữa.
    2) Để rung động tâm hồn người thiện căn hầu cấp tảo hồi đầu tầm phương siêu thoát.
    3) Phô trương một cách rõ rệt triết lý Cao-Đài Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ và chỉ rõ rằng : “Cơ siêu thoát không dành cho một hạng người, một chi, một phái hay một dân tộc nào”.
    Vậy, quyển kinh ĐẠI-THỪA CHƠN-GIÁO tuy rằng do nơi: Trước-Tiết Tàng-Thơ chi: “ Chiếu-Minh” mà sản xuất, nhưng nó vốn là chung cho các chi phái đã công nhận hai chữ CAO-ĐÀI và có lẽ là cho cả Tam-Giáo Cữu-Lưu nữa, vì lý chánh vẫn Một.
    Trong Bữu Kinh này có một ít khoảng bàn đến Nhơn Đạo. Ấy là lý kín vậy: Ơn Trên khuyên đời nên giữ chữ Trung-Thứ để đi đến Đạo, vì Đạo thường trụ không ở thuyết Tuyệt Đối mà ở thuyết Trung-Dung.
    Đời phải nương Đạo mới là “Thuấn Nhựt Nghiêu Thiên”. Trái lại, Đạo phải nương Đời mới trọn câu Phổ Tế. Vậy mong sao khi đọc Bữu Kinh ĐẠI-THỪA CHƠN-GIÁO rồi thì khách thiện duyên mau tầm đường trở lại cựu quê, và các chi, các phái trong Cao-Đài Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ tận tâm nổ lực hiệp với chi “Chiếu-Minh” để chấn chỉnh Đạo Trời hầu cứu độ vạn linh cho kịp kỳ Đạo mở.
    TRẦN-VĂN-QUẾ Đạo Hữu “Trước-Lý Minh-Đài” Thành tâm ca tụng.
    Sàigòn, ngày 19 tháng 11 dương lịch năm 1936.

    Lời cầu nguyện


    Hoàn-cầu đang nháng chớp những lằn lôi-điễn, các dân-tộc đang hết lòng ái-náy phập-phồng với nạn chiến tranh, cái đời thống khổ khốc liệt gớm ghê cứ ngày càng hiện rõ hình trạng ra hoài, thì người đời lại há lẽ nào không biết chán?
    Thế nên chán đời, sợ đời, tất phải ngày một đại đa số mãi ở trong nhơn loại.
    Nhưng chán đời, sợ đời lại không phải chỉ trốn phứt cái đời bằng một phát súng, bằng một sợi giây, hay bằng liều thuốc độc, mà tưởng là đã thoát khỏi đời?
    Vì, thưa chư quí đồng bào, lại còn cái luật Luân Hồi nữa chi? Vậy chán đời, sợ đời mà muốn tránh ra cho khỏi là chỉ có một phương độc nhứt vô nhị, một phương chắc chắn rõ ràng như một với một là hai, phương ấy cũng chẳng gì đâu cho lạ, chỉ là một cái chữ “TU”
    Này, như chúng tôi đây: Cũng có người nơi hoạn lộ vì chữ danh mà vùng vẫy;
    Cũng có kẻ chốn thương trường ham chữ lợi mà say mê;
    Lại cũng có phường trong bốn vách dám quên mình mà nghiên ngữa;
    Cũng có bợm giữa bảy tình không giữ tánh mà buông lung; rồi cũng có hạng muốn tuốt gươm vì cuộc thế mà mất còn;
    Cũng có trang biết sôi máu với tình đời mà phấn đấu; nhưng, đến lúc sau này thì chúng tôi ngoài mặt chỉ buông xuôi theo giòng nước, miệng hử ừ qua buổi, mà vâng vâng với thế cho rồi, còn trong lòng lại đáu đáu đêm ngày trau tâm, sửa tánh, học đạo lo tu.
    Chúng tôi điên chăng?
    Chúng tôi dại chăng?
    Không..... Chúng tôi chỉ chán đời như vạn trùng thiên hạ chán đời kia thôi.
    Nhưng rất may cho chúng tôi là chúng tôi gặp được một nền Chơn-Giáo rất siêu việt hoàn toàn, nên chúng tôi hết sức hoan nghinh hân hạnh, vì chúng tôi mỗi ngày càng thấy rõ ràng hai chữ “Giải Thoát” nó ở mút con đường tu luyện của chúng tôi rất đổi sờ sờ chắc chắn, không còn một điểm tí gì ngờ vực nữa hết.
    Được món quí bữu vô giá của Càn-Khôn Võ-Trụ ấy rồi, chúng tôi đã hết lòng cảm tạ Ơn Trên, chúng tôi lại muốn kêu to rầm rĩ cả góc Trời Nam để cùng hưởng với cả nhơn sanh cho phỉ dạ. Song khổ thay! Đạo chưa tới thời kỳ hoát khai độ chúng, nên chúng tôi phải ép lòng giấu kín mà ẩn dật tầm tu bấy chầy. Bỗng đâu mới vừa năm ngoái rồi đây, khi Thánh-Đức Tổ-Đình ở Cần-Thơ cử hành đại lễ khánh thành, thì Đấng CHÍ-TÔN lại ban cho câu đối như vầy:
    Chiếu sắc ĐẠI-THỪA qui bổn tánh Minh truyền
    CHƠN-GIÁO phục linh-căn.
    Thấy ẩn trong đôi liễn có bốn chữ “ĐẠI-THỪA CHƠN-GIÁO”; lại có hứa sẽ minh-truyền, thì chúng tôi biết mấy trông mong ao ước.
    Nào dè Thiên tùng nhơn nguyện, hôm vừa cuối xuân, ĐẤNG CHÍ-TÔN lại thình lình sắc lịnh khởi từ ngày Sóc, trong tiết Trọng Thu, năm Bính-Tý này, CHÍ-TÔN sẽ bắt đầu ban cho nhơn loại một quyển ĐẠI-THỪA CHƠN-GIÁO.
    Ôi thôi! Mừng này có biết lấy chi cân bằng. Chúng tôi liền vội vã lo việc phụng lục, rồi phổ thông, ấn tống tức thì. Vẫn biết dùng cùng không dùng, nạp hay bất nạp là quyền riêng của mỗi người; song chúng tôi đây chỉ vì gặp được một bức họa đồ trong ấy đã bầy vẽ đành rành đường nẽo đi ngay đến cửa Giải Thoát, thì chúng tôi bao giờ há nở độc thiện kỳ thân, đành lòng cấp củm ôm riêng cho mình, nên lấy làm hân hạnh mà được phép đem ra cống hiến cho đồng bào cây “Kim Chỉ Nam” rất chắc thiệt, quí báu vô giá ấy.
    Rất mong các bạn đồng nhân sẽ chẳng nệ công phu mà khảo xét chiêm nghiệm cho tận cùng đáo-để cái giáo lý trong mấy lời Thánh-Huấn trong Bửu-Quyện đây.
    Được vậy, miễn được vậy chúng tôi cũng hết sức hài lòng vui dạ, mà cúi dâng Quyển Bửu-Kinh này cho tất cả đồng nhân trong hải nội.
    Rất mong thay !
    Đệ Tử phái “Chiếu-Minh”
    (Trọng-Thu Bính-Tý 1936)

  5. #5

    Mặc định

    Rất hay thật diễm phúc cho dân tộc ta. Một dân tộc không lớn chịu đựng nhiều thử thách lớn lao đã được ơn trên chiếu cố. Rồi đây sẽ có Nam du ký để tận mắt thấy Đạo Cao. Lời Kinh đơn giản mà cựu kỳ thấu đáo. Làm rõ nhiều vấn đề mà trước đây còn mơ hồ ần nghĩa. Cám ơn Ngọc Hoàng Thượng Đế ban ơn cho chúng con biết đường trở về hội hiệp cùng Thầy.
    Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
    VÔ VI LÀ HỌC NƠI TẤT CẢ VÀ HÒA NƠI TẤT CẢ

  6. #6

    Mặc định đại-thừa chơn-giáo

    ĐẠI-THỪA căn bản đạo huyền thâm,

    CHƠN-GIÁO tầm tu khỏi lạc lầm,

    Kẻ trí xem qua tăng huệ trí,

    Người mê đọc đến giảm mê tâm.

    Tầm chương giải thích chơn-thường-Đạo,

    Trích-cú ẩn-vi pháp diệu thâm,

    Kinh Thánh truyền ban người hữu hạnh,

    Đắc truyền mới rõ máy cao thâm.

  7. #7

    Mặc định đại-thừa chơn-giáo

    ĐẠI-THỪA xuất bản kỳ hai,

    Phục hưng CHƠN-GIÁO phổ khai Đại Đồng.

    Đến ngày chỉnh lập Hoa Long,

    Thế gian mới biết danh ông CAO-ĐÀI.

    Kinh truyền chẳng luận dở hay,

    Ai người huệ trí tầm ngay chơn truyền.

    Là phương tạo Phật tác Tiên,

    Là đường siêu thoát lưu truyền muôn năm.

    Kinh truyền chẳng luận dở hay,

    Ai người huệ trí tầm ngay chơn truyền.

    Là phương tạo Phật tác Tiên,

    Là đường siêu thoát lưu truyền muôn năm.

  8. #8

    Mặc định

    Rất cám ơn đạo hữu 0101010101,
    Dù là một Phật tử nhưng VTD cũng học được nhiều điều từ Giáo lý Cao Đài. Tự biết rằng Cao đài giáo cũng là Chánh Pháp, một cổng đạo trong nhiều mối đạo cuả Trời đất để giáo hoá chúng sanh. Dù theo Phật, Tiên, Chúa, Hồi hay huyền môn...thì đạo hữu chúng ta cũng trở về chung một mái nhà.

  9. #9

    Mặc định

    Đại thừa chơn giáo chỉ là lý thuyết, quan trọng là hành pháp! Người bên cao đài chấp pháp lắm!

  10. #10

    Mặc định

    CHƯƠNG I

    HÌNH-NHI HẠ-HỌC

    GIÁO-LÝ CÔNG-TRUYỀN


    _____________

    4 tháng 9 Bính-Tý

    THÁNH-TỰA

    Thi

    ĐỘNG lòng thương xót buổi đời nguy,

    ĐÌNH hội Phật Tiên đã mấy kỳ,

    HỒ điệp mê mang chưa tỉnh thức,

    ĐẠI TIÊN TRƯỞNG giáng hoát vô-vi.

    Bần-Đạo chào chư đạo-tâm. Bần-Đạo đắc lịnh giáng đàn trước phô diễn đôi lời Đạo-Đức hầu giác ngộ chúng sanh thức tỉnh tâm hồn mà truy tầm nguồn cội, sau nữa mừng Đại-Đạo ban hành quyển ĐẠI-THỪA CHƠN-GIÁO để minh truyền diệu pháp độ rỗi nguyên-nhân, thoát kiếp luân-hồi, huờn nguyên phản bổn.

    Thi

    ĐẠI đức Nam Phương hóa Đạo Huỳnh,

    THỪA cơ mật nhiệm thức tâm linh,

    CHƠN truyền đạo chuyển qui linh tánh,

    GIÁO dục hồn dân trí huệ minh.

    Bài

    Minh Chơn-Đạo thời kỳ mạt kiếp,

    Thức tỉnh đời cho kịp Long-Hoa,

    Phổ thông chơn-lý cộng-hòa,

    Nhận nhìn cả thảy một CHA trọn lành.

    CAO-ĐÀI-GIÁO lưu hành phổ tế,

    Pháp chánh truyền cứu thế thoát nhân,

    Bốn phương phát triển tinh thần,

    Gội nhuần võ lộ hồng ân CAO-ĐÀI.

    Gần tận thế NGÔI-HAI ra mặt,

    Đặng toan phương dìu dắt chúng-sanh,

    Chỉ tường cội phước nguồn lành,

    Giác mê tỉnh ngộ tu hành siêu thăng.

    Cuộc tang thương dữ dằn trước đó,

    Mà nào ai có rõ chi đâu !

    Rồi đây chung chịu thảm sầu,

    Không nương đạo-đức khó hầu tránh tai.

    Nạn khổ cuộc tương lai dữ dội,

    Nhơn vật đồng thay đổi tiêu tan,

    Có ai thấu máy hành tàng,

    Dinh hư tiêu trưởng rõ ràng không sai!

    Trời Phật thấy trần-ai đại họa,

    Nên giáng phàm vớt cả tàn linh,

    Rãi gieo chơn lý Đạo-Huỳnh,

    Qui nguyên Tam-Giáo phục bình cơ quan.

    Phóng thêm một con đàng chánh đại,

    Để người tầm trở lại bổn nguyên,

    Lâu đời Tam-Giáo thất truyền,

    Ngày nay ĐẠI-ĐẠO dựng giềng qui mô.

    Chỉ thấu chỗ hư vô tịch diệt,

    Khoa bí-truyền vốn thiệt cao siêu,

    Luyện thành bất diệt bất tiêu,

    Vững vàng bền bỉ tiêu diêu lạc nhàn.

    Bớ chúng-sanh ! linh thoàn chờ rước,

    Rước những người hữu phước tiền căn,

    Đời mà cãi hối ăn năn,

    Tu đơn luyện Đạo siêu thăng cõi ngoài.

    Thi

    Ngoài cảnh Thần Tiên báu lạ lùng,

    Chứa người phước đức hưởng thung dung,

    Một màu thanh bạch không dời đổi,

    Khoái lạc ở an mãi đến cùng.

    Thời kỳ tận thế, nên chi ĐẠI-ĐẠO phục hưng, để độ rỗi linh-căn qui hồi cựu vị. Từ Bàn-Cổ sơ khai đến ngày Thánh-Nhơn xuất thế đem chơn truyền thuyết minh lý Đạo, bành trướng khắp bốn phương để tỉnh thế độ đời cho rõ lý cao siêu của Trời Đất, hầu tầm đường siêu thoát cho thuận với lý Thiên-Nhiên cơ Tạo-Hóa. Tam-Giáo phát hưng độ người thành đạo hằng hà sa số.

    Đến ngày nay đã nhiều đời, nên chi cái giáo lý thất lạc chơn truyền, số tu luyện thì nhiều mà thành Phật, Tiên không đặng là vì khoa Nội-Giáo Bí-Truyền rất là u ẩn, Phật Tiên chẳng dám lộ bày để khẩu khẩu tương truyền, tâm tâm tương ấn, chớ không bày lậu ra cho người thế gian biết đặng. Pháp đạo u huyền nên tả chép vào đơn thơ để lưu truyền lại, nhưng những lời trong đó rất ẩn vi khó hiểu khó tầm. Mỗi vị tả ghi vào một ý đặt tên ra trăm ngàn thứ, làm cho đời sau khảo cứu lấy làm mờ-hồ.

    Bần-Đạo xin kiếu.

    30 tháng 7 Bính-Tý


    KHAI KINH

    GIÁC-MINH KIM-TIÊN.

    Chào chư đạo hữu lưỡng phái. Tịnh đàn, tịnh tâm nghe:

    Thi:

    GIÁC ngộ Đạo mầu thoát khổ tâm,

    MINH khai diệu pháp khả sưu tầm,

    KIM quang chiếu tỏa tri cơ tạo,

    TIÊN Phật giáng truyền Thánh bút lâm.

    Giờ nay là chí nhựt NGỌC-HOÀNG THƯỢNG-ĐẾ truyền mạng lịnh chuyển khai quyển ĐẠI-THỪA CHƠN-GIÁO. Vậy thì chư đạo-tâm chí kỉnh chí thành cầu nguyện ĐẤNG CHÍ-TÔN ban phước lành tất cả vạn linh giác ngộ chơn truyền thoát ly u khổ. Vậy ngã báo tin trước cho chư đạo-tâm sắp đặt chỉnh tề, nghiêm lịnh có Thỉ-Tổ Đại-Tôn-Sư giáng phàm cùng là Tam-Thanh Thượng-Giáo ngự lâm phê quyển ĐẠI-THỪA CHƠN-GIÁO.

    Mỗi đấng ấy lâm cơ thì chí kỉnh chí thành, cúc cung thủ lễ, chư đạo-tâm tuân hành, Ngã xuất cơ.

    * * * * *

    Thỉ-Tổ Đại-Tôn-Sư

    HỒNG mông phân định trược ly thanh,

    QUÂN tử tri cơ tất đạt thành,

    LÃO luyện chơn thân huờn chánh-giác,

    TỔ truyền tâm-pháp khả cần phanh.

    Thầy mừng các con. Thầy ban ơn lành cho các con.

    Giờ hôm nay, vì lòng từ bi, Thầy thương xót cả chúng sanh nên phải nương gậy giáng đàn chỉ giáo cho rõ nguồn Đạo-Đức.

    Thi

    ĐẠI Đạo độ nhơn thoát hải trần,

    THỪA thanh thăng thượng dĩ kim thân,

    CHƠN như phản bổn nghi tu kỷ,

    GIÁO khả hành chơn khiết trược phân.

    Thầy rất mừng cho cả sanh linh trong thời kỳ thiên ám địa hôn này mà may đâu có ngọn đuốc thiêng-liêng soi sáng khắp năm Châu bốn Bể. Thầy rất mừng thay! vui thay! hân hạnh thay! cho các con. Thầy ban phước huệ cho mỗi con đạo-tâm rán lo tu luyện, lập công bồi đức.

    Thầy thăng.

    * * * * *

    Tam-Thanh Thượng-Giáo

    Thi

    THÁI-Cực hư vô nhứt khí thiêng,

    THƯỢNG thanh khinh, trọng trược ly kiền,

    ĐẠO mầu năng độ thành Tiên Phật,

    TỔ giáo chơn ngôn thị hữu duyên.

    Thầy mừng trong hàng đệ-tử cùng các đẳng chúng sanh. Thầy lấy làm vui mà đặng thấy ngày hạnh phúc chung cho nhơn loại. Vì lòng từ bi, ĐẠI-ĐỨC CHÍ-TÔN hạ mạng lịnh, chuyển khai “ĐẠI-THỪA CHƠN-GIÁO” độ rỗi nguyên nhân phục hồi cựu vị.

    Thi

    ĐẠI-THỪA CHƠN-GIÁO chuyển lần ba,

    Độ dẫn sanh linh đến Bửu-Tòa,

    Thoát khỏi mê đồ vui thắng cảnh,

    Đạo mầu chấn chỉnh hội Long-Hoa.

    Thầy ban phước lành cho các đệ-tử và mừng cho các đẳng chúng-sanh.

    Thầy thăng.

    * * * * *

    Thi

    NGUƠN thần dục đắc hữu minh quang,

    THỈ khả phân thanh phản vị Càn,

    THIÊN thị Hà-Đồ Càn vi chủ,

    TÔN chi vi Đạo thiểu tri tàng.

    Thầy mừng chư môn-đồ.

    Trường Thiên
    Thầy ngồi trước án ngó ra,

    Phút vừa mạng lịnh Bửu Tòa đem sang.

    Nên chi lật đật giáng đàn,

    Chuẩn phê Chơn-Giáo lưu truyền độ dân.

    ĐẠI-THỪA NGỌC-ĐẾ ban ân,

    Chuyển tâm tánh thiện bước lần nẽo ngay.

    Phật Tiên Thần Thánh châu mày,

    Vì thương sanh chúng đọa đày trầm luân.

    Đã mê đấm tục quen chừng,

    Lạc xiêu ngoại Đạo máng chưn bẩy dò.

    Đời sao đời chẳng biết lo?

    Gây ra tội lỗi khổ to nạn đầy.

    Ba phen vì Đạo vì Thầy, (cười...)

    ĐẠI-THỪA CHƠN-GIÁO lần này tỉnh mê.

    Biết căn tầm lối băng về,

    Đoạn dây oan nghiệt đặng kề Ngọc-Kinh.

    Bảo tồn tịnh luyện nguơn-tinh,

    Hiệp cùng thần khí điểm linh phục hườn.

    Dùng phương chế thuốc luyện đơn,

    Cho thành Đại-Giác Chơn-Nhơn phi phàm.

    Mùi đời đừng có mến ham,

    Phật Tiên phẩm ấy lên làm khó chi.

    Khuyên cùng sanh chúng tu đi !!!

    Coi trong phép nhiệm huyền ky (cơ) thể nào?

    Chớ đừng luận biện thấp cao,

    Rồi không phanh-luyện phải nhào lộn đa !!!


    Thi

    Đa ngôn khuyên bỏ tánh tâm phàm,

    Chi đó mùi đời chỉ mến ham,

    Ham chuộng lợi danh sa địa phủ,

    Sao bằng đạo-đức cố công làm.

    Thầy ban ơn lành chư môn-đồ. Thầy thăng.

    * * * * *

    Thi

    LINH quang chiếu diệu hiệp thiêng-liêng,

    BỬU pháp thần thông chánh Đạo truyền,

    THIÊN địa tuần huờn qui bổn tánh,

    TÔN thành cơ ngẫu phản huờn nguyên.

    Bần-Đạo mừng chư hiền đồ. Giờ hôm nay Bần-Đạo đắc lịnh Thượng-Hoàng, nên chi phải lật đật giáng phê Thánh tựa.

    Thi

    ĐẠI hóa Càn-Khôn hạo khí đơn,

    THỪA cao quán triệt Đạo minh tồn,

    CHƠN thanh lý mục khai tâm tánh,

    GIÁO hóa thức thời đắc hội nguơn.

    Cười, cười.... Vì buổi đời hạ nguơn, cơ tuần huờn dĩ đáo, nên chi ĐẠI-ĐẠO phục hưng, chơn truyền phát khởi. Nhưng cõi trần ai là nơi chung chạ, ngọc trắng cát lầm, vàng thau lộn lạo, chánh hưng tà dấy, phàm thánh lẫn nhau, chưa phân bạch hắc. Phật Tiên giáng thế, thì ma quỉ cũng ra đời . Trời độ rỗi chúng-sanh, quỉ giựt giành nhơn loại. Đó là thời kỳ bá đạo cạnh tranh, kẻ hữu phước Trời giành, người vô phần quỉ giựt.

    Ngày nay, ĐỨC CHÍ-TÔN vì lòng bác ái bao la mới ban cho đời một quyển “ĐẠI-THỪA CHƠN-GIÁO” mà biện minh hư thiệt giả chơn để giúp cho đời có thể tầm lối chánh, lánh đường tà mà thoát nạn chung trong trần cấu.

    Quyển kinh nầy là hồi chuông giác ngộ, tiếng trống tỉnh mê, ngọn đuốc Nhựt Nguyệt quang minh sáng soi khắp cả Càn-Khôn Thế-Giới.

    Thăng.

  11. #11

    Mặc định

    Đúng là Ngọc Hoàng Thượng Đế Cùng chư Phật chư Tiên Giáng trần. Từ đây con nguyện cố công tìm hiểu chưa hiểu xin nguyện không được ăn nói quàng xiên ảnh hưởng đến công đức của mình. Mong anh em đạo hữu trong gia đình vô hình từ đây đoàn kết hơn khuyếch trương Tân giáo mong tìm được đường về hội hiệp cùng nhau. Kính mến.
    Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
    VÔ VI LÀ HỌC NƠI TẤT CẢ VÀ HÒA NƠI TẤT CẢ

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tinhkhithan Xem Bài Gởi
    Đúng là Ngọc Hoàng Thượng Đế Cùng chư Phật chư Tiên Giáng trần. Từ đây con nguyện cố công tìm hiểu chưa hiểu xin nguyện không được ăn nói quàng xiên ảnh hưởng đến công đức của mình. Mong anh em đạo hữu trong gia đình vô hình từ đây đoàn kết hơn khuyếch trương Tân giáo mong tìm được đường về hội hiệp cùng nhau. Kính mến.
    Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
    -hí hí,giống như ăn năn hối cãi quá..đoàn kết ..hê hê khõi phãi mong.cắn nhau cho đã thì mới biết âm thanh thế nào..hễ trong mong thì nó mõi mệt,,phãi kg các bạn,,hê hê,cắn cắn...thương nhau lắm mới cắn nhau đau mà..ayza
    trần gian là 1 chốn nô đùa ta chơi cho đã 4 mùa về 0'''...0937532387 anhhungdenhatngu

  13. #13

    Mặc định

    Rằm Tháng 8, Bính-Tý

    TAM-GIÁO THÁNH-NHƠN

    Thi


    KHỔNG môn giáo huấn Đạo luân thường,

    PHU ngoại Càn-Khôn đắc tánh dương,

    TỬ phủ an vui mùi đạo lý,

    Giáng sanh Châu mạt đợi Linh-Vương.

    Bần-Đạo miễn lễ, chào chư liệt đẳng hiền đồ.

    Bần-Đạo lấy làm vui lòng đẹp ý mà trông thấy thời kỳ Đạo-Đức chấn hưng, Phật Tiên giáng thế, kinh Thánh lưu truyền. Ấy là hạnh phúc chung cho toàn thể chúng-sanh. Bần-Đạo ước mong sao chư liệt đẳng hiền đồ phấn chí tu luyện cho đạt thấu cơ mầu nhiệm, lý vô-vi, hầu khêu sáng ngọn đuốc tinh thần mà cứu vớt trăm họ, muôn dân lạc lầm vào con đường tăm-tối.

    Thi

    Vẫn ước mong cho cọng-lạc hòa,

    Tinh thần phát triển thế âu ca,

    Quốc dân xướng dậy tu Thiên Đạo,

    Phong hóa tô thêm mới mẽ mà! ...

    Trường Thiên

    Một mình ngồi trước Động Đào,

    Toán cơ Tạo-Hóa lẽ nào tương lai.

    Dòm đời than vắn thở dài,

    Nhơn dân mê mết sắc, tài, lợi, danh.

    Phút đâu có lịnh Tam Thanh,

    “Tàng-Thơ Trước-Tiết” lập thành quyện kinh.

    Mời Già giáng điển thiên linh,

    Chiếu phê Thánh bút thuyết minh chơn truyền.

    Nên chi vội vã đi liền,

    Cỡi mây thẳng đến đàn tiền chuyển cơ.

    Thấy đời không lẽ bỏ lơ,

    Nên chi trao quyện Đồ Thơ Đạo mầu.

    Họa may có ích về sau,

    Nhơn sanh tỉnh ngộ quày đầu về nguyên.

    Nhớ xưa Thánh Đạo ban truyền,

    Dựng nền phong hóa chỉnh yên cuộc đời.

    Do theo pháp luật cơ trời,

    Cang thường luân lý cho người noi theo.

    Hầu toan tránh sự lầm eo,

    Chỉ phương thoát kiếp nạn nghèo họa tai.

    Tùy tùng cổ vãng kim lai,

    Định hồn quốc chủng đức tài phô trương.

    Trung dung noi đấy làm gương,

    Chỗ minh Minh Đức là phương siêu phàm.

    Than vì người cả tánh tham,

    Ưa bề giả tướng mến ham tục đời.

    Làm cho Nho-Giáo rã rời,

    Tiếc chưng nền cũ tơi bời đổ xiêu.

    Về phần thực tế thì nhiều,

    Tam cang thường ngũ làm điều luật chung.

    Luận qua Đại-Đạo Trung-Dung,

    Chưa ai nghe thấu chỗ cùng Đạo-Nho.

    Rừng nhu biển thánh khôn dò,

    Tam-Tông Đạo ấy một lò sanh ra.

    Càng ngày chí thiện càng xa,

    Nhơn tình đạm bạc, lòng tà dấy lan.

    Đời rày hung bạo ngỗ ngang,

    Lòng người bất chánh, dạ càng bất nhơn.

    Nên chi Quỉ giận Thần hờn,

    Trời ghen Đất ghét chịu cơn khổ sầu.

    Họa tràn dẫy khắp Năm Châu,

    Thiên tai, Địa ách khó hầu thoát thân.

    Xanh kia một đấng cầm cân,

    Thưởng răn cho kẻ hữu phần vô duyên.

    Thấy đời thêm luống não phiền,

    Vô hình Phật, Thánh, Thần Tiên thở dài.

    Động lòng Thánh-Chúa Ngôi-Hai,

    Cảnh Tiên đành bỏ, chẳng nài khổ lao.

    Lâm phàm khai hóa Đạo Cao,

    Ban truyền chánh pháp, luyện trau tinh thần.

    Thuyền từ tế độ nguyên nhân,

    Thả dòng biển khổ cứu phần trầm luân.

    CAO-ĐÀI ĐẠI-ĐẠO chấn hưng,

    Tam nguơn dựng lại phong thuần âu ca.

    Xưa kia Tam-Giáo Tam-Tòa,

    Ngày nay chung lại một nhà phổ thông.

    Thuyết minh chánh lý Đại Đồng,

    Làm cho con Lạc cháu Hồng mở mang.

    Dựng đời Ngũ-Đế Tam-Hoàng,

    Trăm nhà muôn họ vững vàng thảnh thơi.

    Chưa ai thấu đáo cơ Trời,

    Rồi ra kích bác lắm lời dị đoan.

    Đạo Cao sắp đặt lớp lang,

    Chia ra nhiều hạng thế gian dễ tìm.

    Đạo Trời phẳng lặng im lìm,

    Thấp cao nặng nhẹ, nổi chìm vốn không.

    Thi

    Không ấy là phương thoát kiếp trần,

    Đêm ngày đào tạo vóc kim thân,

    Hư vô tịch diệt cơ siêu thoát,

    Thanh tịnh tâm an cảnh xuất thần.

    Kệ

    Thành lòng đão nguyện Tiên Gia,

    Lui về Tây Vức là nhà Thánh-Nhơn.

    Thăng.
    .....cuối cùng ta cũng bỏ ta
    có không,không có cũng là hư vô
    .....

  14. #14

    Mặc định

    Cám ơn ân trên đã vì chúng con mà ân cần dạy dỗ. Nhờ đó mà chúng con hiểu rằng chúng con không bị bơ vơ mà luôn được quan tâm dìu dắt từ thấp tới cao. Cám ơn Đức Khổng Phu tử lời người dạy sẽ mãi trường tồn giúp chúng con hoàn thành Nhân Đạo. Một bài học đầy thú vị nhưng cũng đầy thử thách cam go. Là bước đệm không thể thiếu để chúng con lập công trả quả trong những tháng ngày tu học tại thế này. Con tạm hiểu người đã dạy chúng con Tam Cang là ba giường cột để tạo nên xã hội loài người. Còn làm người chúng con hiểu phải có dân tộc quốc gia nên phải biết tôn kính các bậc tiên tổ dựng nước. Còn làm người không thể thiếu gia đình nên chúng con nguyện làm theo người là phải yêu kính tỗ tiên, ông bà cha mẹ, bà con. Là người khi còn tại gia phải làm đúng đạo phu thê là bài thực hành âm dương tương hiệp tạo ra những giá trị quí báu cho sự trường tồn đạo lý làm người. Luôn yêu mến, tôn trọng giúp nhau cùng tu cúng tiến. Cùng nhau giáo hóa con cháu nên người. Chúng con nguyện làm tròn Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín để mà Tu Tề Bình Trị xác thân là cẩm nang là bảo bối để trả hết mọi nợ nần vô tình hay cố ý đã huân tập từ nhiều đời nhiều kiếp tồn lại. Chúng con cám ơn người đã cho con bài giáo trình làm người và là bước đệm cho những bước tiến cao hơn hầu trở về với Tâm với Tánh của mình.Con nguyện theo người giúp cho cửu huyền thất tổ của mình cũng như cửu huyền trăm họ cùng tu cùng tiến. Cho Con xin dâng Tam bảo của con cho người.
    Nam mô Khổng Thánh Tiên Sư Hưng Nho Thạnh Thế Thiên Tôn.
    Last edited by tinhkhithan; 09-11-2009 at 09:20 AM.
    VÔ VI LÀ HỌC NƠI TẤT CẢ VÀ HÒA NƠI TẤT CẢ

  15. #15

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tinhkhithan Xem Bài Gởi
    Cám ơn ân trên đã vì chúng con mà ân cần dạy dỗ. Nhờ đó mà chúng con hiểu rằng chúng con không bị bơ vơ mà luôn được quan tâm dìu dắt từ thấp tới cao. Cám ơn Đức Khổng Phu tử lời người dạy sẽ mãi trường tồn giúp chúng con hoàn thành Nhân Đạo. Một bài học đầy thú vị nhưng cũng đầy thử thách cam go. Là bước đệm không thể thiếu để chúng con lập công trả quả trong những tháng ngày tu học tại thế này. Con tạm hiểu người đã dạy chúng con Tam Cang là ba giường cột để tạo nên xã hội loài người. Còn làm người chúng con hiểu phải có dân tộc quốc gia nên phải biết tôn kính các bậc tiên tổ dựng nước. Còn làm người không thể thiếu gia đình nên chúng con nguyện làm theo người là phải yêu kính tỗ tiên, ông bà cha mẹ, bà con. Là người khi còn tại gia phải làm đúng đạo phu thê là bài thực hành âm dương tương hiệp tạo ra những giá trị quí báu cho sự trường tồn đạo lý làm người. Luôn yêu mến, tôn trọng giúp nhau cùng tu cúng tiến. Cùng nhau giáo hóa con cháu nên người. Chúng con nguyện làm tròn Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín để mà Tu Tề Bình Trị xác thân là cẩm nang là bảo bối để trả hết mọi nợ nần vô tình hay cố ý đã huân tập từ nhiều đời nhiều kiếp tồn lại. Chúng con cám ơn người đã cho con bài giáo trình làm người và là bước đệm cho những bước tiến cao hơn hầu trở về với Tâm với Tánh của mình.Con nguyện theo người giúp cho cửu huyền thất tổ của mình cũng như cửu huyền trăm họ cùng tu cùng tiến. Cho Con xin dâng Tam bảo của con cho người.
    Nam mô Khổng Thánh Tiên Sư Hưng Nho Thạnh Thế Thiên Tôn.
    --hìhì..vào đường thiên đạo ,đương nhiên đã qua nhân đạo,,những người đầu thừa đuôi thẹo đùng 1 phát bước thẵng vào thiên đạo!!?
    trần gian là 1 chốn nô đùa ta chơi cho đã 4 mùa về 0'''...0937532387 anhhungdenhatngu

  16. #16

    Mặc định

    "Minh tâm kiến tánh, quy y tam bảo, bổ khuyết chơn kinh, phản bồn hoàn nguyên"!

  17. #17

    Mặc định

    Rằm Tháng 8, Bính-Tý

    TAM-GIÁO THÁNH-NHƠN

    Thi

    KHỔNG môn giáo huấn Đạo luân thường,

    PHU ngoại Càn-Khôn đắc tánh dương,

    TỬ phủ an vui mùi đạo lý,

    Giáng sanh Châu mạt đợi Linh-Vương.

    Bần-Đạo miễn lễ, chào chư liệt đẳng hiền đồ.

    Bần-Đạo lấy làm vui lòng đẹp ý mà trông thấy thời kỳ Đạo-Đức chấn hưng, Phật Tiên giáng thế, kinh Thánh lưu truyền. Ấy là hạnh phúc chung cho toàn thể chúng-sanh. Bần-Đạo ước mong sao chư liệt đẳng hiền đồ phấn chí tu luyện cho đạt thấu cơ mầu nhiệm, lý vô-vi, hầu khêu sáng ngọn đuốc tinh thần mà cứu vớt trăm họ, muôn dân lạc lầm vào con đường tăm-tối.

    Thi

    Vẫn ước mong cho cọng-lạc hòa,

    Tinh thần phát triển thế âu ca,

    Quốc dân xướng dậy tu Thiên Đạo,

    Phong hóa tô thêm mới mẽ mà! ...

    Trường Thiên

    Một mình ngồi trước Động Đào,

    Toán cơ Tạo-Hóa lẽ nào tương lai.

    Dòm đời than vắn thở dài,

    Nhơn dân mê mết sắc, tài, lợi, danh.

    Phút đâu có lịnh Tam Thanh,

    “Tàng-Thơ Trước-Tiết” lập thành quyện kinh.

    Mời Già giáng điển thiên linh,

    Chiếu phê Thánh bút thuyết minh chơn truyền.

    Nên chi vội vã đi liền,

    Cỡi mây thẳng đến đàn tiền chuyển cơ.

    Thấy đời không lẽ bỏ lơ,

    Nên chi trao quyện Đồ Thơ Đạo mầu.

    Họa may có ích về sau,

    Nhơn sanh tỉnh ngộ quày đầu về nguyên.

    Nhớ xưa Thánh Đạo ban truyền,

    Dựng nền phong hóa chỉnh yên cuộc đời.

    Do theo pháp luật cơ trời,

    Cang thường luân lý cho người noi theo.

    Hầu toan tránh sự lầm eo,

    Chỉ phương thoát kiếp nạn nghèo họa tai.

    Tùy tùng cổ vãng kim lai,

    Định hồn quốc chủng đức tài phô trương.

    Trung dung noi đấy làm gương,

    Chỗ minh Minh Đức là phương siêu phàm.

    Than vì người cả tánh tham,

    Ưa bề giả tướng mến ham tục đời.

    Làm cho Nho-Giáo rã rời,

    Tiếc chưng nền cũ tơi bời đổ xiêu.

    Về phần thực tế thì nhiều,

    Tam cang thường ngũ làm điều luật chung.

    Luận qua Đại-Đạo Trung-Dung,

    Chưa ai nghe thấu chỗ cùng Đạo-Nho.

    Rừng nhu biển thánh khôn dò,

    Tam-Tông Đạo ấy một lò sanh ra.

    Càng ngày chí thiện càng xa,

    Nhơn tình đạm bạc, lòng tà dấy lan.

    Đời rày hung bạo ngỗ ngang,

    Lòng người bất chánh, dạ càng bất nhơn.

    Nên chi Quỉ giận Thần hờn,

    Trời ghen Đất ghét chịu cơn khổ sầu.

    Họa tràn dẫy khắp Năm Châu,

    Thiên tai, Địa ách khó hầu thoát thân.

    Xanh kia một đấng cầm cân,

    Thưởng răn cho kẻ hữu phần vô duyên.

    Thấy đời thêm luống não phiền,

    Vô hình Phật, Thánh, Thần Tiên thở dài.

    Động lòng Thánh-Chúa Ngôi-Hai,

    Cảnh Tiên đành bỏ, chẳng nài khổ lao.

    Lâm phàm khai hóa Đạo Cao,

    Ban truyền chánh pháp, luyện trau tinh thần.

    Thuyền từ tế độ nguyên nhân,

    Thả dòng biển khổ cứu phần trầm luân.

    CAO-ĐÀI ĐẠI-ĐẠO chấn hưng,

    Tam nguơn dựng lại phong thuần âu ca.

    Xưa kia Tam-Giáo Tam-Tòa,

    Ngày nay chung lại một nhà phổ thông.

    Thuyết minh chánh lý Đại Đồng,

    Làm cho con Lạc cháu Hồng mở mang.

    Dựng đời Ngũ-Đế Tam-Hoàng,

    Trăm nhà muôn họ vững vàng thảnh thơi.

    Chưa ai thấu đáo cơ Trời,

    Rồi ra kích bác lắm lời dị đoan.

    Đạo Cao sắp đặt lớp lang,

    Chia ra nhiều hạng thế gian dễ tìm.

    Đạo Trời phẳng lặng im lìm,

    Thấp cao nặng nhẹ, nổi chìm vốn không.

    Thi

    Không ấy là phương thoát kiếp trần,

    Đêm ngày đào tạo vóc kim thân,

    Hư vô tịch diệt cơ siêu thoát,

    Thanh tịnh tâm an cảnh xuất thần.

    Kệ

    Thành lòng đão nguyện Tiên Gia,

    Lui về Tây Vức là nhà Thánh-Nhơn.

    Thăng.
    .....cuối cùng ta cũng bỏ ta
    có không,không có cũng là hư vô
    .....

  18. #18

    Mặc định

    15 tháng 8 Bính-Tý

    CAO-ĐÀI XUẤT THẾ

    ĐẠI-ĐẠO HƯNG-TRUYỀN

    Thi


    CAO Tiên xuống thế độ nguyên nhân,

    ĐÀI bửu rước ai đã thoát trần,

    GIÁO dục đời mê ra trí huệ,

    CHỦ tâm phân định luyện tu cần.

    Thầy các con. Thầy mừng các con.

    Các con nam nữ tịnh tâm nghe:

    Thi

    Kinh truyền xuống thế giải oan khiên,

    Một bộ ẩn vi Thánh-Đạo truyền,

    Nghĩa lý đầy pho cơ xuất thế,

    Ai người hữu hạnh gặp lời Tiên.

    Thi Bài

    Hồng-trần nô nức đua tranh,

    Xô qua đẩy lại giựt giành lấn chen.

    A nhào vào chỗ đê hèn,

    Than ôi! Bươm-bướm mê đèn chết thân!

    Làm người dễ có mấy lần,

    Tam sanh hữu hạnh mới gần Phật Tiên.

    Mấy khi gặp Đạo hưng truyền,

    Thiệt là phước đức người hiền biết bao!

    Ngắm xem kim cổ lẽ nào,

    Những trang quân tử anh hào xưa nay.

    Muốn tầm Đạo thoát trần ai,

    Dày công khổ trí đêm ngày vái van.

    Núi cao cũng phải tầm sang,

    Công phu khổ hạnh chí càng nông thêm.

    Điều qui cựu pháp khép kềm,

    Sắc tài tửu khí không thèm mến ưa.

    Rửa lòng ăn những muối dưa,

    Mượn y bá-nạp mà chừa dục-tâm.

    Người tu giả dại, giả câm,

    Giả đui, giả điếc lo tầm Đạo cao.

    Thủ thường phận giữ thanh cao,

    Nhứt tâm, đại chí anh hào vượt qua.

    Khử trừ muôn quỉ, ngàn ma,

    Thất tình lục dục nên xa lánh chừng.

    Lửa lòng dập tắt không hừng,

    Thức thần sai khiến thì đừng nghe theo.

    Nặng mang xác thịt hiểm nghèo,

    Mà còn lội suối, băng đèo khổ tâm.

    Mấy ai cho khỏi lạc lầm,

    Vì chưng xác thịt ưa tầm chuyện hư.

    Dục tình luyến ái nên trừ,

    Những điều ưa chuộng thì từ nó ra.

    Để tâm an-tịnh, điều-hòa,

    Qui nguyên tam ngũ một nhà chung vui.

    Con rõ Đạo, con biết mùi,

    Thì con lựa chọn tới lui nẽo nào?

    Tinh thần đừng để lảng xao,

    Tâm hồn lay động quỉ ào chen vô.

    Mắt, tai, mũi, miệng, ý, đồ,

    Chớ buông lung nó mà khô tinh thần.

    Nặng nề mang một chiếc thân,

    Đường xa muôn dậm khó gần mà mong.

    Dẫu dùng sức ngựa truy phong,

    Mãn đời cùng kiếp cũng không tới mà !!!

    Chừng nào các trẻ nghe Già,

    Luyện đơn, tu tịnh chỉ khoa bí-truyền.

    Cho mà tạo Phật, tác Tiên,

    Quay tròn bánh phép, Đạo huyền phát khai.

    Xuất thần ra mấy cõi ngoài,

    Nghêu ngao cảnh lạc trần ai thông đồng.

    Linh-hồn hiệp khí hư không,

    Nội trong nháy mắt tri thông Đất Trời.

    Mặc tình bốn biển vui chơi,

    Bỏ rồi xác thịt, mở rồi cùm gông.

    Tu Tiên giữ tánh “KHÔNG KHÔNG”,

    Toan phương tháo cổng, phá lồng nhảy ra.

    Sự đời đừng có đắm sa,

    Vô-vi thanh tịnh hiệp hòa Thần Tiên.

    Thi

    Tiên Phật cũng dùng một phép tu,

    Mà thành chánh quả vẹt sương mù,

    Người đời bao nỡ chôn hình ảnh,

    Muôn kiếp không ra khỏi ngục tù.

    * * *

    Phước lành ban bố tiết Trung-Thu,

    Non nước đầy vơi một bóng thu,

    Thu ở thu về ai có biết?

    Thu qua rước khách, khách nào tu !!

    Thầy ban ơn các con.

    Thầy thăng.
    .....cuối cùng ta cũng bỏ ta
    có không,không có cũng là hư vô
    .....

  19. #19

    Mặc định

    Cám ơn Cha đã sanh Tánh chúng con. Do dục vọng thân phàm sui khiến nên chúng con chìm đắm trong lục dục, mê hồn. Nay cha lại phế Bạch Ngọc Kinh xuống làm Thầy để dạy dỗ cho chúng con biết đường trở về với Cha cũng là trở về với bản thể của chúng mình. Chúng con nguyện sẽ không phụ lòng cha quyết tự sửa lòng tìm về chánh đạo tìm về với tự tánh bàn thể chân như. Bao nhiêu nợ nần trong quá trình xuống trần học hỏi con xin trả hết để về hội hiệp cùng cha cũng là tất cả. Cám ơn Cha đã ưu ái dân tộc chúng con để mở đạo vàng. Chúng con nguyện sẽ không giữ làm của riêng mà sẵn sàng chia sẻ với tất cả những ai có tâm đạo không kể màu da sắc tóc. Vì chúng con biết rằng tất cả đều là anh em cùng nhau trên đường tu học.
    Nam Mô Cao Đài tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
    VÔ VI LÀ HỌC NƠI TẤT CẢ VÀ HÒA NƠI TẤT CẢ

  20. #20

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tinhkhithan Xem Bài Gởi
    Cám ơn Cha đã sanh Tánh chúng con. Do dục vọng thân phàm sui khiến nên chúng con chìm đắm trong lục dục, mê hồn. Nay cha lại phế Bạch Ngọc Kinh xuống làm Thầy để dạy dỗ cho chúng con biết đường trở về với Cha cũng là trở về với bản thể của chúng mình. Chúng con nguyện sẽ không phụ lòng cha quyết tự sửa lòng tìm về chánh đạo tìm về với tự tánh bàn thể chân như. Bao nhiêu nợ nần trong quá trình xuống trần học hỏi con xin trả hết để về hội hiệp cùng cha cũng là tất cả. Cám ơn Cha đã ưu ái dân tộc chúng con để mở đạo vàng. Chúng con nguyện sẽ không giữ làm của riêng mà sẵn sàng chia sẻ với tất cả những ai có tâm đạo không kể màu da sắc tóc. Vì chúng con biết rằng tất cả đều là anh em cùng nhau trên đường tu học.
    Nam Mô Cao Đài tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
    -ayza..nếu bạn có tâm truyền có đám chia cho mọi người biết kg..hèhề..tốt nhất hãy lo cho chính bãn thân ta,kg bao giờ bệnh,cho đến khi mấy thằng tứ đại dòi lại và cám ơn ta biết giữ gìn tốt như lúc mượn..hehê
    trần gian là 1 chốn nô đùa ta chơi cho đã 4 mùa về 0'''...0937532387 anhhungdenhatngu

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •