kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Ðề tài: Giác ngộ và sau giác ngộ.

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Exclamation Giác ngộ và sau giác ngộ.

    Ngộ là ngộ được gì?
    Ngộ là nhận ra được ông chủ nhà :
    Tôi thấy
    Tôi thấy được tôi thấy.
    Vậy tôi đứng sau đó.

    +++Khi một người rơi vào giấc ngủ :
    thì có hai trường hợp xảy ra:

    1)Giấc ngủ vô minh hay giấc ngủ tối tăm là người ta mất tất cả trong giấc ngủ vậy không có cái gì tồn tại và cũng không có sự tỉnh thức tồn tại.
    2)Giấc ngủ tịnh quang :Là trạng thái tỉnh thức khi không có giấc mộng ,tư tưởng ,hình ảnh tồn tại.Lúc này là ông chủ nhà hay trạng thái bất nhị


    +++Khi một người rơi vào giấc mộng:

    Ba Loại Giấc Mộng
    Có ba loại giấc mộng tạo thành một sự tiến bộ trong thực hành giấc mộng : 1) những giấc mộng sanh tử bình thường, 2) những giấc mộng của sự sáng tỏ, và 3) những giấc mộng tịnh quang. Hai loại đầu được phân biệt do những khác biệt về những nguyên nhân của chúng, và trong mỗi loại, người nằm mộng có thể minh bạch hay không minh bạch. Trong những giấc mộng tịnh quang, có tỉnh giác, nhưng không có sự phân hai chủ thể và đối tượng. Những giấc mộng tịnh quang xảy ra trong tỉnh giác bất nhị.
    NHỮNG GIẤC MỘNG SANH TỬ
    Những giấc mộng hầu hết chúng ta có hầu như trong mọi lúc là những giấc mộng sanh tử khởi sanh từ những dấu vết nghiệp*. Ý nghĩa trong những giấc mộng này là ý nghĩa chúng ta phóng chiếu vào chúng ; nó được người nằm mộng gán cho hơn là nội tại trong giấc mộng. Đây cũng là trường hợp ý nghĩa trong đời sống lúc thức. Điều này không làm cho những giấc mộng có ý nghĩa thành không quan trọng và làm cho ý nghĩa của đời sống lúc thức thành quan trọng. Tiến trình này tương tự với việc đọc một cuốn sách. Một cuốn sách chỉ là những dấu hiệu trên giấy, nhưng vì chúng ta đem cảm thức về ý nghĩa của chúng ta vào đó mà chúng ta có thể rút ý nghĩa từ nó. Và ý nghĩa của một cuốn sách, cũng như một giấc mộng, tùy thuộc vào sự diễn giải. Hai người có thể đọc cùng một cuốn sách và có những kinh nghiệm hoàn toàn khác nhau ; một người có thể thay đổi toàn bộ đời sống của y dựa trên ý nghĩa đã tìm thấy trong những trang sách ; trong khi bạn y có thể chỉ thấy cuốn sách khá thích thú hay thậm chí không phải thế nữa. Cuốn sách không thay đổi. Ý nghĩa được phóng chiếu lên chữ câu bởi người đọc, và rồi đọc lại.
    Mộng bình thường
    (Khởi sanh từ những dấu vết nghiệp thuộc cá nhân)
    Không minh bạch
    Minh bạch
    Những giấc mộng của sự sáng tỏ
    (Khởi sanh từ những dấu vết nghiệp siêu cá nhân)
    Không minh bạch
    Minh bạch
    Những giấc mộng tịnh quang
    (Bất nhị)
    Minh bạch
    (Vượt khỏi nhị nguyên chủ thể – đối tượng)
    NHỮNG GIẤC MỘNG CỦA SỰ SÁNG TỎ
    Khi có tiến bộ trong thực hành giấc mộng, những giấc mộng trở nên sáng tỏ hơn và chi tiết hơn, và một phần lớn của mỗi giấc mộng có thể được nhớ lại. Đây là kết quả của việc đem nhiều tỉnh giác hơn vào trạng thái mộng. Vượt lên sự tỉnh giác càng tăng trong những giấc mộng bình thường là một loại mộng thứ hai được gọi là giấc mộng của sự sáng tỏ, nó khởi lên khi tâm thức và khí được quân bình và người nằm mộng đã phát triển khả năng ở lại trong sự hiện diện vô ngã. Khác với giấc mộng sanh tử trong đó tâm thức bị trôi dạt đây đó bởi khí nghiệp, trong giấc mộng của sự sáng tỏ, người nằm mộng ổn định, vững chắc. Dù những hình ảnh và thông tin khởi lên, chúng ít được đặt nền trên những dấu vết nghiệp cá nhân và thay vào đó trình bày cái hiểu biết có giá trị trực tiếp từ tâm thức nằm dưới mức độ của cái ngã quy ước. Điều này cũng tương tự với những khác biệt trong khí nghiệp thô của kinh mạch trắng, nó nối kết với xúc tình tiêu cực, và khí trí huệ của kinh mạch đỏ. Chúng cả hai đều là khí nghiệp – những năng lực tham dự vào những kinh nghiệm nhị nguyên – nhưng một cái thì thanh tịnh và kém mê lầm hơn cái kia, cũng thế giấc mộng của sự sáng tỏ thì thanh tịnh và kém mê lầm hơn giấc mộng sanh tử. Trong giấc mộng của sự sáng tỏ, như có cái gì được trao cho hay được tìm thấy bởi người nằm mộng, ngược lại với giấc mộng sanh tử trong đó ý nghĩa được phóng chiếu từ người nằm mộng lên sự thanh tịnh của kinh nghiệm nền tảng.
    Những giấc mộng của sự sáng tỏ có lúc khởi lên cho bất kỳ ai, nhưng chúng không thường cho đến khi nào sự thực hành được phát triển và vững chắc. Với hầu hết chúng ta, mọi giấc mộng đều là giấc mộng sanh tử đặt nền trên cuộc sống hàng ngày và những phiền não của chúng ta. Dù chúng ta có thể có một giấc mộng về giáo lý, về thầy chúng ta hay sự thực hành, hay chư Phật, hay chư dakini*, thì giấc mộng vẫn còn là cái gì gần giống như một giấc mộng sanh tử. Nếu chúng ta đi vào thực hành với một vị thầy, dĩ nhiên bấy giờ chúng ta sẽ mộng về những cái ấy. Là một dấu hiệu tích cực khi có những giấc mộng ấy vì thế có nghĩa là chúng ta dấn thân vào những giáo lý, nhưng bản thân sự dấn thân thì nhị nguyên và bởi thế nằm trong lãnh vực sanh tử. Có những phương diện tốt hơn và xấu hơn của sanh tử, và tốt là dấn thân trọn vẹn vào vào thực hành và những giáo lý bởi vì đó là con đường giải thoát. Cũng tốt khi không lầm lẫn những giấc mộng sanh tử với những giấc mộng của sáng tỏ.
    Nếu chúng ta lầm lẫn tin rằng những giấc mộng sanh tử cho chúng ta sự hướng dẫn chân thật, rồi thay đổi đời sống hàng ngày của chúng ta, cố gắng theo những mệnh lệnh của của những giấc mộng, việc ấy có thể trở thành một công việc làm mất hết thì giờ. Đó cũng là một cách để bị kẹt vào trong bi kịch cá nhân, tin rằng mọi giấc mộng của chúng ta là những thông điệp từ một nguồn cao hơn, tâm linh hơn. Không phải như vậy. Chúng ta cần chú ý chặt chẽ vào những giấc mộng và phát triển một hiểu biết nào đó về những cái có nội dung thật sự và những cái chỉ là những biểu lộ của những xúc tình, tham, sợ, mong và những mộng tưởng của đời sống hàng ngày.
    NHỮNG GIẤC MỘNG TỊNH QUANG
    Có một loại giấc mộng thứ ba xảy ra khi người ta đã đi khá xa trên đường đạo, giấc mộng tịnh quang. Nó khởi lên từ khí bổn nguyên trong kinh mạch trung ương. Tịnh quang thường được nói đến trong những giáo lý về yoga giấc ngủ và chỉ ra một trạng thái thoát khỏi giấc mộng, tư tưởng, và hình ảnh, nhưng cũng có một giấc mộng tịnh quang trong đó người nằm mộng ở yên trong bản tánh của tâm thức. Đây không phải là một thành tựu dễ dàng ; hành giả phải rất vững chắc trong tỉnh giác bất nhị trước khi giấc mộng tịnh quang sanh khởi. Gyalshen Milu Samleg, tác giả của những bình giảng quan trọng về Tantra Mẹ, viết rằng ngài thực hành miên mật trong chín năm trước khi ngài bắt đầu có những giấc mộng tịnh quang.
    Phát triển khả năng cho những giấc mộng tịnh quang thì tương tự với phát triển khả năng an trụ trong sự hiện diện bất nhị của rigpa vào ban ngày. Lúc bắt đầu, rigpa và tư tưởng có vẻ khác nhau, đến nỗi trong kinh nghiệm về rigpa thì không có tư tưởng, và nếu tư tưởng khởi lên chúng ta bị phóng dật và mất rigpa. Nhưng khi sự vững chắc trong rigpa được phát triển, tư tưởng chỉ đơn giản khởi lên và tan biến mà không có chút che ám nào rigpa ; hành giả an trụ trong tỉnh giác bất nhị. Những tình huống này tương tự với học chơi trống và chuông đồng thời trong thực hành nghi lễ : lúc ban đầu chúng ta chỉ có thể làm được một thứ. Nếu chơi chuông, chúng ta mất nhịp điệu của trống, và ngược lại. Sau khi chúng ta đã vững chắc, chúng ta có thể chơi cả hai cùng một lúc.
    Giấc mộng tịnh quang không như nhau với giấc mộng của sự sáng tỏ. Giấc mộng của sáng tỏ khi khởi lên từ những phương diện sâu xa và tương đối thanh tịnh của tâm thức và phát sanh từ những dấu vết nghiệp tích cực, vẫn còn xảy ra trong nhị nguyên. Giấc mộng tịnh quang, khi khởi từ những dấu vết nghiệp của quá khứ, không đưa đến kinh nghiệm nhị nguyên. Hành giả không tái lập một chủ thể quan sát đối với giấc mộng như một đối tượng, cũng không như một chủ thể trong thế giới của giấc mộng, mà an trụ hoàn toàn hội nhập với rigpa bất nhị.
    Những khác biệt trong ba loại giấc mộng có vẻ tinh tế. Những giấc mộng sanh tử khởi từ những dấu vết nghiệp và xúc tình của cá nhân, và tất cả nội dung giấc mộng được tạo thành bằng những dấu vết và xúc tình này. Giấc mộng của sự sáng tỏ bao gồm nhiều hiểu biết khách quan hơn, nó khởi từ những dấu vết cộng nghiệp và có thể dùng được cho ý thức khi nó không bị ràng buộc với những dấu vết nghiệp cá nhân. Bấy giờ ý thức không bị trói buộc bởi không gian, thời gian và lịch sử cá nhân, và người nằm mộng có thể gặp những chúng sanh thực, nhận những giáo lý từ những vị thầy thực, và tìm thấy những thông tin hữu ích cho những người khác cũng như cho chính nó.
    Giấc mộng tịnh quang không được định nghĩa bởi nội dung giấc mộng, mà bởi vì không có một người mộng làm chủ thể hay một bản ngã trong mộng, cũng không có một cái ngã nào trong tương quan nhị nguyên với giấc mộng hay nội dung giấc mộng. Dù một giấc mộng khởi lên, nó là một hoạt động của tâm thức và hoạt động ấy không quấy phá gì đến sự vững chắc an định của hành giả trong tịnh quang.

    +++Khi thiền định :
    Cũng tương tự như trong giấc mộng
    với người bình thường bị phóng giật bởi tư tưởng chỉ khi các tư tưởng dừng lại thì người ta mới ở trong tịnh quang rippa.(là ông chủ nhà). Nhưng khi sự vững chắc trong tịnh quang được phát triển thì người ta có thể ở trong tịnh quang rippa mà tư tưởng chỉ đơn giản khởi lên và tan biến mà không có chút che ám nào rippa.


    Thường những người tu tập chỉ dừng lại ở đây nghĩa là nhận ra ông chủ nhà rồi dùng lại. Có nghĩa là chỉ tu đến cõi nguyên thần (hay cõi chân ngã ,phật tính) cõi không còn thời gian và không gian .Cõi nguyên thần là cõi ở trên cõi trí hay cõi tư tưởng chịu ảnh hưởng của thời gian ,và cõi trí còn ở trên cõi vía chịu ảnh hưởng của không gian.


    +++ Bây giờ sẽ bàn đến việc tu tập đến cõi nguyên thần ,cõi nhất nguyên và sau đó nữa:
    Câu hỏi 1: Việc vượt qua tư tưởng để đạt đến ngộ hay viêc vượt qua giấc mộng để có giấc ngủ tịnh quang hay giấc mộng tịnh quang có liên quan gì đến đạo đức tôt xấu không?
    Câu trả lời là chẳng có liên quan chút nào : Nếu một người chỉ chăm lo làm việc tốt hay thiện chỉ được hưởng nghiệp quả của việc làm đó và vẫn trong vòng nhị nguyên.
    Câu hỏi 2 :Vậy để vào được nhất nguyên phải chăng ban đầu phải chuyên cần tu tập tỉnh giác để có thể dừng mọi tư tưởng lại (cả thiện cả ác).
    Đúng.
    Câu hỏi 3: Đến cõi này phải chăng không còn gì phải làm nữa ?

    Trả lời còn quá nhiều việc phải tiếp tục làm:
    1) Tu tập sao cho có thể ra ,vào cõi nhất nguyên một cách chủ động.
    2) Duy trì được trạng thái nhất nguyên vững trắc trong mọi hoàn cảnh
    3) Để duy trì trạng thái nhất nguyên (chân ngã)trong các hoàn cảnh khác nhau phải chăng cần phải có trí tuệ vô lậu và khả năng và quyền năng cao ở những hoàn cảnh đó?
    Đúng đó là quá trình tiến hóa ở cấp trên vì dưới sao trên vậy chẳng qua chỉ là sự khác biệt ở chỗ vi tế mà thôi : Ví dụ người thô lỗ thì khi chanh chấp buông ngay lời thô tục ,người tri thức thì tế nhị hơn.Nguyên lý âm dương thúc đẩy sự tiến bộ nên không có sự vô ngã hoàn toàn vì nó đồng nghĩa với sự cân bằng, không còn sự vận động nữa. Người ở cõi chân ngã có trí tuệ ,quyền năng ,giác quan , phương tiện của cõi chân ngã.Với các người ở cõi thấp hơn thì họ có thể đứng trên âm dương như là người phụ sự vô hình của cõi thấp ,đi không để lại dấu chân , không tạo ra thiện nghiêp hay ác nghiệp trong cõi đó vì năng lực của họ quá cao . Người trong cấp dưới không thể thấy được.
    Ví dụ một vị bồ tát có thể hóa thân thành nhiều hình thức để giúp đỡ chúng sinh.Mặt trời phát ra năng lượng thúc đẩy sự tiến hóa , mặt trời như không làm gì cả mà tất cả đều được làm.
    Một người có thể chịu được sự đau khổ về tinh thần nhưng còn thể xác thì sao nếu họ không có quyền năng ví dụ như quyền năng xuất vía nhập vào cõi trên thì họ vẫn đau khổ về thể xác và cũng không thể ở trong rippa.
    Ở cấp chân ngã cũng vậy tùy theo khả năng ngoại cảm và quyền năng chân ngã mà quá trình cũng tương tự.
    4) Quá trình phát triển của tự ngã như thế nào ?
    Đó là quá trình phát triển dần dần giống như biểu đồ sau khi có mặt của sự tỉnh thức học hỏi:
    Hồn nhiên ---- Sự hồn nhiên bị mất (đau khổ)------Sự hồn nhiên giành lại được
    là quá trình liên tục không bắt đầu và kết thúc và trí tuệ vô lậu càng ngày càng phát triển .

    5) Thiện ác ,nhân quả ở đây phải hiểu thế nào cho đúng ?
    Thiện ác là khái niệm ở nhị nguyên không có ở nhất nguyên. Nhân quả là là một qui luật của tự nhiên .Tu tập đạo đức và tu tập thần thông là hai vấn đề riêng biệt không có chuyện chỉ lo chăm lo đạo đức mà có được thần thông hay chỉ lo tu luyện thần thông mà có được đạo đức.
    6) Câu hỏi cuối cùng và quan trọng nhất là :
    Ngộ được như thế đã thoát ly được sinh tử chưa?
    Câu trả lời là chưa.
    Muốn thoát ly được sinh tử thì sự tỉnh thức phải được duy trì liên tục ,khi còn tỉnh thức thì ta còn ý thức được bản thân, quá trình tiến hóa lúc này là đường thẳng chứ không phải là việc bắt đầu lại từ đầu qua mỗi kiếp sống.
    Vậy việc phải làm là:
    - Phải tu sao cho giữ được sự tỉnh thức trong bất kỳ hoàn cảnh nào lúc ngủ , cũng như lúc chết...
    -Phải bảo tồn được những gì tu tập theo dòng thời gian có ba cách sau:
    a) Chuyển hóa cơ thể để có thể trường sinh
    b) Tái sinh nhưng phải tạo ra được sắc thân khác khi đi tái sinh làm sao mà vẫn giữ nguyên được những gì đã tu tập được.
    c)Sống như những người ngoại tinh,hay các vị bồ tát có thể sống dưới dạng mà không cần cơ thể vật chất.
    Last edited by thangbuiduc; 17-01-2012 at 07:36 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 31-05-2012, 12:09 AM
  2. Trả lời: 20
    Bài mới gởi: 06-04-2012, 11:22 PM
  3. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 11-04-2011, 05:49 PM
  4. Ý muốn giác ngộ
    By phúc minh in forum Đạo Phật
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 04-04-2011, 08:50 AM
  5. YOGA GIẤC MỘNG VÀ SỰ THỰC HÀNH VỀ ÁNH SÁNG TỰ NHIÊN
    By ÁNH SÁNG -T2- ÚC CHÂU in forum Mật Tông
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 21-01-2011, 01:35 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •