Khoảng những năm 50, ký giả Nguyễn Dương Vân có giới thiệu một tập tài liệu rút ra từ di cảo của học giả Nguyễn Văn Tố để ở Viễn Đông Bác Cổ, kể lại chuyện oan hồn cụ Đề Thám hiện về đòi lại hai thanh gươm quý cuả mình. Sư việc như sau:

Năm 1937, học giả Nguyễn Văn Tố đang làm việc tại VĐBC- Hà Nội thì có một người Pháp đến xin gặp. Đó là Đại tá Chofflet ( người tham gia đàn áp nghĩa quân Đề Thám). Cùng đi là một cô con gái nuôi người Việt trạc chừng 30 tuổi. Đại tá đề nghị học giả thay mặt Viện nhận lại đôi gươm cuả cụ đề Thám mà ông tịch thu được tại chiến trường như một chiến lợi phẩm. Ông đã để đôi gươm này tại HanoiHotel, nơi ông nghĩ hưu từ năm 1913 cho đến nay ( thời điểm gặp cụ Tố).

Trước hết, nói về lai lịch đôi gươm này, cũng có một quá khứ huy hoàng. Lưỡi gươm xanh rờn, nhìn lâu như thấy có linh khí toát ra. Cán gươm có bịt bạc. Hai thanh gươm đó vốn do một người họ Trịnh đã bảy đời chuyên nghề rèn gươm ở tỉnh Quảng Châu đúc cho Tổng đốc Lưỡng Quảng ( Quảng Châu và Quảng Tây) Hà Châu Phiên sử dụng. Nên trên cán gươm có khắc dòng chử: Hà Thị Thiện Sử. Sau đó, họ Hà có tham dự việc binh đao ở Việt Nam cùng Tôn Sĩ Nghị và bị mất đôi gươm này. Sau thời gian lưu lạc, đôi gươm về tay cụ Đề Thám và người ta đã khắc chữ Hòang đè lên chữ Hà trước khi dâng lên cho cụ Đề Thám dùng.
Ông Đại tá Choffolet khi có được đôi gươm này đã nhờ chuyên viên kiểm tra, phát hiện thứ thép dùng để rèn gươm rất tốt, không kém thép Blue Stleetl of Lancashire mà Hoàng tộc Anh hay sử dụng. Vì vậy, ông Đại tá Pháp rất quý và để trong tủ kính nơi phòng khách, tự hào với chiến lợi phẩm mà mình có được từ một anh hùng dân tộc cuả Việt Nam.

Vì sao Đại tá Chofflet lại có nhã ý như thế, Khi biết rằng đây là đôi gươm quý cuả đối thủ?
( còn tiếp)

Biên tập từ Giấc ngũ và những điều kỳ lạ- Trần Đình Tuấn