Vì sao người ta lại chia tướng mặt thành bát quái?
Để thuận tiện cho việc xem tướng, quan sát tướng mặt nên các nhà tướng học đã chia khuôn mặt thành bát quái. Vì là tám khu vực cho nên dùng tám quẻ thuần trong Kinh dịch để đặt tên cho nó. Điều đó không có nghĩa là trên mặt quả thực có tám quẻ. Ví dụ Hai Tai là để xem vận khí thời niên thiếu. Con trai, tai trái quản từ 1 đến 7 tuổi. Tai phải quản từ 8 đến 14 tuổi. Con gái thì ngược lại, tai phải quản từ 1 đến 7 tuổi, tai trái quản từ 8 đến 14 tuổi.
Vì sao tai phải lại gọi là cung chấn?, tai trái gọi là cung đoài? còn trán lại gọi là cung ly? Cằm và miệng lại gọi là cung Khảm?....
Các bậc tiền bối về tướng học căn cứ theo kinh nghiệm của người xưa và bản thân mình mà đặt ra, trên thực tế thì các ngôi , quẻ trên tướng mặt không có một sự sắp xếp theo tiên thiên nào cả. Các bậc tiền bối của giới tướng học chia mặt thành bốn phương vị: Đông - Tây - Nam - Bắc, và chia tướng mặt thành ngũ tinh: Kim, Mộc , Thủy, Hỏa , Thổ. Hai cách chia này đều lấy tai phải làm phương đông. Phương Đông giáp dần, ất mão đều thuộc mộc cho nên gọi là mộc tinh. Vì ngôi quẻ của quẻ dịch lấy cung chấn thuộc phương đông, cho nên các bậc tướng học tiền bối lấy tai phải phối với quẻ chấn. Trán là phương Nam, phương nam Bính đinh tị ngọ đều thuộc hỏa, cho nên gọi là hỏa tinh. Vì ngôi quẻ của quẻ dịch lấy ly ở phương Nam nên trán được phối với quẻ Ly...Cũng theo đạo lý đó mà các bộ vị khác trên khuôn mặt được chia theo ngũ hành bát quái vậy.