kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: Mật Tông Tây Tạng Khí Công Lục Pháp .

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    338

    Mặc định Mật Tông Tây Tạng Khí Công Lục Pháp .

    MẬT TÔNG TÂY TẠNG KHÍ CÔNG LỤC PHÁP .

    ( Hay là sáu pháp môn tu tập khí công của Mật Tông Tây Tạng )
    Do Thầy Lưu Đào Kỳ , pháp hiệu Cửu Mỹ Nhân Tăng truyền dạy ...
    Ánh Sáng – T2 – Úc Châu
    Bắt đầu biên soạn ngày 11 - 10- 2007
    Dành riêng cho các website sau đây :
    http://www.thegioivohinh.com
    http://www.kimcanghuu.com
    http://www.huyenbihoc.com

    Sự bí mật của Mật Tông , là một sự tương ứng ; như một người đang ở nơi xa quê , trong tâm nảo khởi lên một ý niệm đặc biệt , và từ đó phát đi một thông tin ; người đang ở nhà , không thông qua một dụng cụ truyền tin nào , mà chỉ nhờ tâm nảo của mình đã cảm nhận được thông tin của người kia ngay tức khắc , đó tức là sự tương ứng và cũng là sự bí mật trong Mật Tông ; cũng như sự ứng dụng phát sóng của vô tuyến điện , siêu âm và bức xạ của hồng ngoại tuyến trong khoa học hiện nay vậy ; Mật trong Mật Tông còn có nghĩa là sự vi diệu thâm sâu bí mật của Thân – Khẩu – Ý vậy .

    Một trong những phương pháp tu trì căn bản của Khí Công Mật Tông Tây Tạng , là phương pháp tu luyện Trung Mạch , tức Nội Tâm Bộ Pháp ; mà pháp Đại Viên Mản là một đại pháp lấy sự tu tập trường ánh sáng tự tính trong trung mạch làm căn bản ; dùng Vô Thượng Du Già Pháp để thu nhận năng lượng của vủ trụ , hầu tạo sự tương thông của Tâm hành giả là Nội Tâm Bộ và Tâm của vủ trụ là Ngoại Tâm Bộ , để đạt đến cứu cánh giác ngộ trí tuệ vô thượng và giải thoát viên mản .....

    Trung mạch là một mạch nối liền từ huyệt Bách Hội trên đầu, xuống dưới tận huyệt Hội Âm , hình dạng như cây lúa mạch – Wheat ; trước trung mạch là nhâm mạch và sau nhâm mạch là đốc mạch , trung mạch nằm ở giửa nhâm và đốc mạch ; trung mạch thông xuyên qua năm trung tâm năng lực của cơ thể : trung tâm ở đỉnh đầu , trung tâm ở cổ họng , trung tâm ở bụng và trung tâm ở chổ kín .

    Trung mạch là mạch quan trọng của sanh mạng con người , trong đó có lưu thông một loại Sanh Mạng Khí , và tùy theo tính năng của nó , mà trong sanh mạng khí gồm có Trí Huệ Khí chuyên quán xuyến thông tin , tín hiệu ; và Công Năng Khí chuyên quán xuyến điều động , khống chế , trường sinh học bức xạ của ngoại giới , trong Công Năng Khí gồm có tính chất của Lực – Thanh – Quang và Điện Trường .....Còn Trí Huệ Khí sản sanh ra Tuệ Quang , mà phái Ninh Mả gọi là Phật Tính .

    Trung mạch lại chia ra nhiều nhánh mạch to nhỏ khác nhau ; các mạch to , có khoảng 2400 mạch ...., phân bố song hành theo mạch máu đi khắp cơ thể , trong trung tâm của các mạch to nầy là các vi mạch nhỏ , có đường kính khoảng 1/100 của sợi tóc , chỉ khi nào hành giả đạt đến cảnh giới của Trí Huệ Định , thì mới có thể làm thông được các mạch vi tế nầy . Sau một thời gian dài , nhờ sự tập luyện kiên trì khí ở trung mạch , trong lúc thiền định , phản quang nội chiếu , tâm nhản của hành giả sẻ cảm nhận và thấy được nơi bụng của hành giả ở huyệt Khí Hải , có một quả cầu tròn màu đỏ chói sáng , đây là sự tập trung ánh sáng của Tự Tính , quả cầu nầy được gọi là Quả Cầu Điều Khiển Sanh Mạng của con người , hay Sanh Mạng Cầu . Khi bụng của hành giả có cảm giác u lên một cục như trái banh nhỏ , thì hảnh giả có thể dùng ý niệm , đưa quả cầu đỏ nầy đi lên đầu và xuất ra ngoài nhập làm một với Minh Điểm bên ngoài , sau đó dùng ý niệm thu hồi trở về vị trí củ . Đến đây là hành giả đả tập thành công giai đoạn sơ cấp . Quả Cầu Đỏ nầy còn gọi là Tự Tánh Phật , như kinh Kim Cang có nói :

    Nếu lấy Sắc thấy Ta
    Dùng âm thanh cầu Ta
    Người ấy theo tà đạo
    Chẳng thể thấy Như Lai

    Do đó , nếu người nào cầu pháp bên ngoài thân của mình , là ma đạo ; vì Phật Tánh ở tại trong Tâm của con người , mà con người không thể tìm cầu ở nơi nào khác được ; Ánh Sáng của Trí Huệ ở tại trong tâm của con người , mà con người cần rèn luyện thân tâm của mình , vì Quả Cầu Sanh Mạng bên trong thân người là Phật Tánh Như Lai .
    Và tâm thân của con người , là nơi để con người rèn luyện để được khai mở Tuệ Giác và thành Phật , tức là có được trí huệ vô lậu viên mản và tiềm năng của con người được khai mở , mà được ung dung khắp mọi pháp giới .....Đó mới là sự tu luyện khác nhau giửa khoa học tâm linh và mê tín , giáo điều , dị đoan vậy ...

    Ấn Quyết trong Khí Công Mật Tông Tây Tạng được chia ra làm hai loại : Pháp Ấn và Tướng Ấn .
    Pháp Ấn rất bí mật , không được truyền ra bên ngoài ; còn Tướng Ấn thì có cơ sở trên Kinh Mạch Đông Y , khi hành giả bắt ấn , thì trường bức xạ quang tử , sinh học sẻ đi theo ấn quyết mà đi vào cơ thể theo đường 12 kinh mạch , giúp cho hành giả khai thông kinh mạch , điều tiết năng lực nội thân hay phóng phát năng lực ra ngoài và thích ứng với ngoại giới .
    Do đó , Khí Công Mật Tông Tây Tạng , thông qua Điều Thân – Kết Ấn và Quán Tưởng ; dùng niệm lực để điều động nội khí và ánh sáng trong cơ thể , làm phát sanh tác dụng , khiến cho dương khí trong thân người mạnh lên , để kiện toàn và ôn dưởng ngủ tạng , lục phủ ; hành giả , nhờ thông qua luyện khí và luyện ý , mà Tinh được đầy , khí huyết được sung túc , tinh thần được minh mẩn , khõe mạnh , từ đó tâm thân được trở thành thân Kim Cương Bất Hoại ...
    Khí Công Mật Tông Tây Tạng , từ xưa chỉ được mật truyền bên trong nội bộ mà thôi ; tại Tây Tạng , khi một người xuất gia và tu hành , sau đó được trở thành một vị Lạt Ma , không phải ai cũng học được hết mật pháp của Khí Công Mật Tông Tây Tạng .
    Khi một vị nào được mật truyền công pháp , thì cần phải thông qua một nghi thức Quán Đảnh , được tổ chức rất là long trọng , rồi sau đó mới được mật truyền , công pháp của giai đoạn một , sau đó phải thông qua ba năm , ba tháng và ba ngày , thì mới đi cầu học pháp kế tiếp ....Đa số , chỉ học được các pháp Viên Mản Thứ Đệ Thành Tựu ở các giai đoạn quán đảnh của một và hai .... Còn các pháp thuộc giai đoạn quán đảnh của ba và bốn , rất ít người được truyền thụ mật pháp của Viên Mản Thứ Đệ Thành Tựu nầy ...
    Nếu tách Khí Công Mật Tông Tây Tạng ra khỏi tôn giáo , thì vấn đề Quán Đảnh , nhìn ở góc độ khí công học , chủ yếu là nhân tố của sự phóng phát khí và trường sinh học thông tin cùng ngoại lực của vị Thầy Kim Cang Mật Tông , để làm kích phát nội lực trong thân tâm của hành giả thụ nhận quán đảnh .....Sự tu tập trong Mật Tông Tây Tạng , rất coi trọng sự tương ứng của vị Thầy Kim Cang , nhờ đó mà nội tâm của hành giả cần được sự kích phát ngoại lực đến từ vị Thầy Kim Cang nầy .
    Nếu , hành giả học Khí Công Mật Tông Tây Tạng , thì sẻ nhờ vị Thầy Kim Cang quán đảnh , sau đó truyền thụ công pháp , sự quán đảnh của vị Thầy Kim Cang Mật Tông Khí Công nầy , là sự quán đảnh có tính chất của khí công , chớ không phải sự quán đảnh có tính chất của một nghi thức tôn giáo , như Mật Tông Tây Tạng thường làm theo truyền thống tôn giáo của Phật Giáo Tây Tạng .....

    Công pháp của Khí Công Mật Tông Tây Tạng gồm có :

    - Công pháp Tam Nghiệp Thanh Tịnh Quán .
    - Liên Sư Cách Tường Trường Thọ Công pháp .
    - Bảo Bình Khí Công .
    - Cửu Tiết Phật Phong .
    - Pháp Luân Thường Chuyển Công Pháp .
    - Đại Viên Mản Công Pháp .



    Còn tiếp .....
    Last edited by ÁNH SÁNG -T2- ÚC CHÂU; 12-10-2007 at 09:33 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •