kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Ðề tài: "Tâm - Đẹp - Vui” Tín ngưỡng thờ Mẫu cho tương lai

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1
    Nhị Đẳng Avatar của Thánh Linh Đất Việt
    Gia nhập
    Sep 2011
    Nơi cư ngụ
    Thành Thăng Long
    Bài gởi
    2,318

    Mặc định "Tâm - Đẹp - Vui” Tín ngưỡng thờ Mẫu cho tương lai

    “Tín ngưỡng thờ Mẫu” đã được khai mạc ngày 5.1 tại Bảo tàng Phụ nữ VN tại Hà Nội.

    Đây là kết quả làm việc, nghiên cứu thực địa của nhóm các nhân viên, cán bộ của bảo tàng với sự tư vấn của TS Laurel Kendall (Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ) và TS Nguyễn Văn Huy - nguyên GĐ Bảo tàng Dân tộc học VN trong 30 tháng.



    Phòng trưng bày được họa sĩ James Hicks - người đã có nhiều năm đồng hành cùng TS Laurel Kendall và cùng bà có triển lãm “Hành trình Việt Nam” gây được tiếng vang tại Mỹ và sau đó là ở Bảo tàng Dân tộc học VN cách đây vài năm - thiết kế theo 4 chủ đề: Mẫu, Tâm, Đẹp, Vui. Dân gian tin rằng Mẫu là vị thần tối cao được hóa thân thành tứ vị Thánh Mẫu: Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Ngàn để cai quản bốn vùng trời đất.


    Bàn thờ mẫu


    Mẫu được thờ ở nhiều nơi, từ những đền cao, phủ lớn đến các điện tư gia kết hợp với các vị thánh ở nhiều vùng miền khác nhau. Chủ đề “Tâm” giới thiệu giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu là sống hướng thiện, tâm phải trong sáng, biết đối nhân xử thế, thờ phụng tổ tiên và biết ơn những người có công với dân, với nước...

    Trang phục hầu đồng

    Trang sức dùng trong khi hầu đồng

    Trang phục của Quan Hoàng 10

    Chủ đề “Đẹp” giới thiệu về hầu đồng - một nghi lễ chính trong tín ngưỡng thờ Mẫu - mà theo bà Laurel Kendall là “như một nghệ thuật trình diễn, tác động mạnh đến thị giác của người xem, bởi khăn chầu, áo ngự lộng lẫy trong một không gian tràn đầy âm nhạc”.

    Trang phục cô bé Thượng Ngàn

    Chủ đề “Vui”: Sự tương tác giữa người hầu đồng, cung văn và người dự trong buổi lễ khiến con người thăng hoa, quên phiền muộn trong cuộc sống hằng ngày...



    Trên thực tế, sự hiểu biết về tín ngưỡng thờ Mẫu, một nét văn hóa truyền thống độc đáo của người Việt vẫn còn rất hạn chế. Hầu đồng, lâu nay vẫn được hiểu là hoạt động mang màu sắc dị đoan hơn là hướng tới những giá trị về tâm linh; đồng thời, kèm đó là sự tốn kém, lãng phí, khiến cho nhiều người hiểu sai đi về tín ngưỡng thờ Mẫu.





    Sư thầy Thích Chân Như (chùa Vạn Ngọc, Tây Hồ, HN) cho biết:
    “Hiện nay, khi thực hành các nghi lễ thờ Mẫu, người ta sử dụng quá nhiều đồ mã. Mã nếu được sử dụng đúng mực thì rất hay vì đó cũng là nét văn hóa truyền thống”.

    Bà đồng Nguyễn Thị Toàn (Long Biên, HN) thì cho rằng: “Trong đạo Mẫu cũng có buôn thần, bán thánh.
    Ví dụ có gia đình gặp vận hạn, làm ăn khó khăn, vợ chồng lục đục, con cái không tốt... người ta đến nhờ đồng thầy. Thầy chẳng cần biết họ có căn, có quả hay không, đã phán ngay họ phải ra đồng, nếu không ngài sẽ phạt. Nhiều người sợ quá phải làm theo... rất tốn kém”.

    Bà Lê Thanh Vân (52 tuổi, Ba Đình, HN) nhận xét: “...Thấy người ta hầu mình cũng hầu, hoặc tiền ít, nhưng thấy người ta sắm lễ hoành tráng, mình cũng hoành tráng theo, vay mượn, nợ nần rồi khổ. Đấy gọi là đua đồng, đua bóng”...


    Bà Nguyễn Thị Bích Vân - GĐ Bảo tàng Phụ nữ VN - cho biết: “Chúng tôi muốn trưng bày này giới thiệu những giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu thông qua trải nghiệm của người dân theo Mẫu ở Hà Nội và một số tỉnh phía bắc, góp phần nâng cao hiểu biết về một tín ngưỡng dân gian đặc sắc, có sức sống lâu bền của người Việt”.



    Dàn nhạc cho hầu đồng
    Theo Trương Hoàng PLĐS

    Không nên cấm lên đồng

    Đưa đạo Mẫu, lên đồng để UNESCO công nhận là cả quá trình dài. Chúng ta phải làm từng bước, để xã hội nhận thức đúng giá trị nhân văn, giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu. Về ý định cấm lên đồng, đương nhiên là không thể, vì nó có sức trường tồn đến ngày nay. Những cái gì chưa đúng, chưa hợp lí thì ta điều chỉnh dần, có cấm là cấm những hành vi trục lợi, vi phạm pháp luật.

    Chúng ta cũng không nên đưa ra khái niệm mê tín dị đoan, vì nó làm méo mó tín ngưỡng dân gian này. Xã hội cũng nên loại bỏ khái niệm này, bởi suy nghĩ này là cách quản lí của mấy chục năm trước, làm hỏng văn hóa của ta rất nhiều.

    Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Huy PLĐS
    ---------------------------------------------------------------------------------------

    @ Theo tôi đã đến lúc cần tuyên truyền để nhưng ai tôn thờ Đạo Mẫu có những nhìn nhận cũng như hành động mới để lấy lại vẻ đẹp vốn có của Đạo Mẫu. Khi mọi người hiểu được cốt lõi của Đạo Mẫu và không mê tín di đoan nữa thì các thầy đồng lừa cũng không có đất dụng võ.

    Các Thánh cần cái TÂM chứ không phải là LỄ HOÀNH TRÁNG, không Thánh nào đi làm cái việc hại người như đám Thầy đồng đểu dọa hết.

    Thiết nghĩ "Tâm - Đẹp - Vui” nên là tín ngưỡng thờ Mẫu cũng như các Thánh Linh Đất Việt trong tương lai
    Last edited by Thánh Linh Đất Việt; 10-01-2012 at 10:20 PM.
    Nam Mô Phật Lực Oai - Nam Mô Phật Lực Hộ - Vô Lượng Công Đức Phật - Tam Phủ Công Đồng - Tứ Phủ Vạn Linh - Linh Thiêng Non Sông Đất Việt

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Thế kỷ 21 là Đạo tâm linh - đạo riêng của nứoc Việt Nam?
    By mhalex in forum Đạo Mẫu,Đạo Tứ phủ
    Trả lời: 31
    Bài mới gởi: 12-08-2012, 04:31 PM
  2. Trả lời: 162
    Bài mới gởi: 24-06-2012, 10:16 PM
  3. TÂM
    By vietnamese in forum Đạo Phật
    Trả lời: 71
    Bài mới gởi: 16-01-2012, 12:04 PM
  4. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có một vị thế đặc biệt !
    By Bin571 in forum Văn Hóa thời HÙNG VƯƠNG
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 16-04-2011, 09:44 PM
  5. Thờ Cúng và Lễ Bái
    By dinhlong64 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 30-03-2011, 02:27 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •