Ngải cứu và bà bầu
TVO- Ngải cứu thuộc nhóm thảo mộc nên được sử dụng với tần suất hợp lý khi mang thai. Bất kỳ một loại thảo mộc nào đều gây ảnh hưởng nhất định lên sức khỏe người mẹ và thai nhi.








Một số thai phụ cho biết, nếu ăn quá nhiều ngải cứu trong 3 tháng đầu của thai kỳ, họ dễ tăng dấu hiệu ra máu. Bởi vì, những chất có trong ngải cứu có liên quan đến sự co bóp tử cung – yếu tố dễ dẫn tới sảy thai hoặc chuyển dạ sớm.



Nói như vậy không ngải cứu có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, làm dịu thần kinh, giúp tuần hoàn máu, giả có nghĩa là bạn phải chống chỉ định với món ngải cứu trong suốt thời gian mang thai. Nm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp.



Tuy nhiên, nhiều thai phụ hiểu nhầm và sử dụng ngải cứu như một vị thuốc an thai. Điều này là không hoàn toàn đúng. Nếu bạn muốn dùng ngải cứu trong những trường hợp bị động thai hoặc sảy thai liên tiếp, bạn nên trao đổi kỹ với bác sĩ.



Các bác sĩ cho rằng, việc sử dụng ngải cứu với tần suất thế nào là an toàn và hợp lý cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Nhóm thai phụ nhạy cảm (hoặc có máu nóng – theo cách gọi dân gian) có thể xuất hiện dấu hiệu bị co tử cung, ra máu, sảy thai sau khi dùng ngải cứu. Nhóm thai phụ khác có cơ địa khỏe mạnh hơn thì việc ăn ngải cứu với tần suất vừa phải không gây hại cho sức khỏe.



Mách bạn:

Nếu dùng quá liều bạc hà, nhân sâm cũng gây rối nhiễu hấp thu dinh dưỡng cho thai phụ. Chúng cũng có liên quan đến vấn đề sảy thai hoặc chuyển dạ sớm.



Thuốc bắc, nếu dùng tùy tiện, cũng có thể gây sảy thai vì trong thuốc bắc có chứa rất nhiều các loại thảo mộc khác nhau.



Rễ cam thảo nếu dùng quá nhiều có thể khiến thai phụ dễ bị cao huyết áp