Hồi sinh quá nhanh:Tính cách Việt sau cơn cuồng phong Katrina
Thứ năm, 1/11/2007, 07:00 GMT+7

Những gì Nguyễn nhìn thấy hiện tại không còn chút gì giống như một ""nghĩa địa bỏ hoang"" mà cô đã chứng kiến ở New Orleans vào hai tháng sau khi cơn cuồng phong Katrina ập tới thành phố này.




Cảnh hoang tàn sau bão Katrina - Ảnh: NYT


Đã qua rồi những ngôi nhà xác xơ bị bão phá hủy ở Village de l"Est, với hầu hết cư dân là người Mỹ gốc Việt. Bãi cỏ của nhà Nguyễn trơ trụi màu đất nâu xám xịt sau khi nước mặn tràn vào, giờ đã tràn ngập màu xanh. Đường phố ngổn ngang với những đống đổ nát, những ""ổ gà"" lồi lõm nay được dọn dẹp sạch sẽ. Thành phố dường như không còn vết dấu gì của một thảm họa tự nhiên xảy ra cách đây hai năm.

"Tất cả đã trở lại"", Nguyễn - người mẹ của bốn đứa con - nói về những người hàng xóm. ""Mọi căn nhà đều mới hơn, đẹp hơn"".

Village de l"Est"s hồi sinh là một câu chuyện thành công đầy ấn tượng trong lịch sử của thành phố. Và, dù là xấu hay tốt, cơn cuồng phong Katrina cũng đã mang lại những thay đổi sâu sắc về chính trị và văn hóa với cộng đồng dân cư.

Những ranh giới ngôn ngữ và văn hóa tồn tại lâu dài trong cộng đồng cư dân ở đây đã bị dẹp sang một bên sau khi Katrina đổ bộ và tàn phá thành phố. "Trong một thời gian ngắn, cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã có ảnh hưởng lớn với dân cư nơi đây"", John Young, Ủy viên Hội đồng thành phố, đại diện cho nhóm dân cư ở ngoại ô New Orleans, nói.

Sự thích nghi, linh hoạt, mau chóng khôi phục và ổn định cuộc sống của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại New Orleans là điểm sáng đối với một thành phố vẫn còn mất tích chừng 1/3 dân cư (455.000 người) sống ở đây trước khi cơn cuồng phong tràn tới ngày 29/8/2005.

Theo các lãnh đạo cộng đồng dân cư New Orleans, ước tính khoảng 90% trong số 25.000 người Mỹ gốc Việt sống ở đông nam Louisiana trước bão Katrina đã trở về trong vòng hai năm nay. Họ nằm trong số những người đầu tiên bắt đầu tái thiết nhà cửa, ổn định công việc kinh doanh và cộng đồng của họ đang khôi phục nhanh chóng hơn nhiều cộng đồng dân cư khác của New Orleans.

Giống như rất nhiều người hàng xóm, Nguyễn không chờ đợi sự trợ giúp của chính phủ để dựng lại nhà cửa. Cô đã đưa gia đình trở lại vào tháng 3/2006 - khoảng 18 tháng sau khi nhận được tiền trợ cấp nhà ở của liên bang.

Để tiết kiệm chi phí, dựa vào các hướng dẫn trên mạng, cô tự mình tìm kiếm, lau chùi, sửa sang những đồ đạc còn sót lại trong nhà sau cơn bão. Bạn bè và người thân của cô cùng góp sức giúp cô, thậm chí cả những linh mục ở nhà thờ gần đó cũng chung tay giúp Nguyễn sang sửa nhà bếp. ""Tay trong tay, chúng tôi giúp đỡ, chia sẻ với nhau"", Nguyễn kể lại.



New Orleans ngập trong bão Katrina - Ảnh: katrina.noaa.gov


"Katrina gây tổn thất lớn với chúng tôi"", Joseph Cao, một luật sư đã ứng cử ghế nghị sĩ bang năm nay, cho biết. ""Nhưng chúng tôi cũng không quá kinh hoàng"".

Cao là điển hình của những đổi thay về mặt chính trị trong cộng đồng cư dân nơi đây. Gõ cửa từng nhà cử tri, anh tự giới thiệu là người Mỹ gốc Việt đầu tiên tranh cử vị trí nghị sĩ trong thành phố. Anh nói trước một cuộc bỏ phiếu kín: ""Sau cơn bão, người Việt Nam, đặc biệt ở cộng đồng này đã được công nhận rõ ràng hơn. Chúng tôi nhận thấy đây là cơ hội để có thể giành thắng lợi"".

Một vấn đề tâm điểm trong chiến dịch tranh cử của Cao là chuyện giải quyết đống phế thải sau trận bão (đổ gần Village de l"Est). Việc này đã kết thúc năm ngoái, nhưng người dân vẫn yêu cầu chính quyền thành phố di chuyển đống gạch ngói vụn có thể gây nguy hiểm ra khỏi nơi đây.

Hàng chục người Việt Nam có tuổi đã tập trung ở Đại sảnh Thành phố, họ sử dụng tai nghe chuyển ngữ để nắm rõ tiến triển việc này. Vài tuần sau đó, cảnh tương tự lại diễn ra tại một diễn đàn dành cho các ứng cử viên Hội đồng thành phố ở đông New Orleans. Trước Katrina, cộng đồng người Việt chưa từng có buổi tập hợp chính trị nào như thế.

Katrina còn mang những thay đổi khác đến với cộng đồng người Việt ở New Orleans. Tại Village de l"Est, nơi rất nhiều người Việt Nam kiếm sống bằng các mô hình kinh doanh nhỏ như thẩm mỹ viện, tạp hóa, trạm xăng, nhà hàng..., một số người đã chuyển sang kinh doanh cung cấp lương thực thực phẩm cho rất nhiều công nhân Mỹ Latin tới đông New Orleans kể từ sau cơn bão.

Siêu thị Los Paisanos đã thế chỗ một hiệu làm đầu. Một nhà hàng bánh thịt chiên giòn (Mexico) mở cửa cạnh một nhà hàng Việt Nam. Tại siêu thị Việt Mỹ, các giá đựng chất đầy hàng hóa, thực phẩm của người Mỹ Latin bên cạnh hàng hóa của người Việt như gạo hương nhài, sứa ướp muối. Ông chủ người Việt Nam tại một cửa hiệu dược phẩm cầm sẵn cuốn từ điển Anh-Tây Ban Nha trong tay để có thể trao đổi với những khách hàng Mỹ Latin.



Việt kiều lánh bão Katrina đang nhận cứu trợ - Ảnh: VNN


Phuong Tran, chủ siêu thị Phước Lộc ước tính rằng, khoảng 60% khách hàng đến đây là người Việt Nam và 40% là người da đen (trước bão Katrina). Và hiện tại, theo ông, các khách hàng Mỹ Latin đã thay thế người da đen. ""Không có họ, tình hình quả thực không hay chút nào"", Tran nói.

Cư dân Village de l"Est không chỉ xây dựng lại những gì Katrina đã phá hủy. Một số người còn tìm ra cơ hội đến với ngành nghề mới. Đó là khai thác dịch vụ du lịch. Sau Katrina, một số tấm biển ""Làng Việt"" đã được trưng lên trong khu vực buôn bán sầm uất.

Thậm chí, nhiều kế hoạch tham vọng đã bị sụp đổ vì cơn cuồng phong Katrina, thì cộng đồng người Việt vẫn tiếp tục đứng lên và tạo dựng, gặt hái thành công trong hơn hai năm qua.

Tại thời điểm chuẩn bị kỷ niệm hai năm ngày Katrina đổ bộ vào thành phố, một nhà sản xuất chương trình "The Oprah Winfrey Show" đã đề nghị một vị phụ trách phát triển cộng đồng của New Orleans giúp đỡ, giới thiệu một gia đình Việt Nam đang trong quá trình tái thiết cuộc sống. Kết quả là, vị này đã không thể tìm ra gia đình nào cả...

Xuân Xuân (VieTimes) dịch từ AP