Truyền thuyết về người sói và ma sói
SƯU TẦM

Là những con người bình thường cho đến khi ngày trăng tròn tới, họ bị nguyền rủa biến thành những con sói man rợ - hình tượng xuất hiện trong mọi nền văn hoá bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại. Giống như phù thuỷ, họ bị săn đuổi vào thời trung cổ và bị buộc tội trong những vụ giết người không thể giải thích. Những câu chuyện truyền miệng cũng nói đến một chứng rối loạn hoóc môn khiến lông mọc rậm rạp trên cơ thể - được gọi là "căn bệnh người sói".



Mọi người thường hay nhầm lẫn giữa hai khái niệm - người sói và ma sói. Người sói là những đứa bé vô tình lạc trong rừng được bầy sói nuôi dưỡng và chăm sóc. Chúng sống giữa đàn sói, học cách sống của loài sói, cách săn mồi, tập quán ăn uống. Người sói chẳng khác gì một con sói hoang dã. Nhưng họ hoàn toàn vô hại đối với con người và có thể tái gia nhập vào xã hội nếu được điều trị bằng những liệu pháp tâm lý tốt nhất. Ma sói là những người vốn rất bình thường về ngoại hình. Họ chẳng khác gì chúng ta nhưng vào những đêm trăng tròn, những người này sẽ biến thành ma sói và gieo rắc nỗi kinh hoàng khắp mọi nơi. Chúng là những loài thú khát máu thật sự. Chúng lang thang quanh các thành phố, bến cảng để giết người. Ma sói giết ngườii theo bản năng và niềm vui. Chúng không bao giờ ăn thịt họ, chúng chỉ thích máu người dính tay chúng. Ma sói lần đầu tiên xuất hiện trong các lâu đài Hoàng gia nước Pháp.

Bí mật của người sói

Năm 1920, một người thợ săn tên là Reverd Singh ở vùng Midrapore Ấn Độ được yêu cầu truy tìm "Những bóng ma" ám ảnh khu rừng làng bên cạnh. Ông vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện hai đứa bé "chó sói" sống giữa một bầy sói. Ông đã phải vất vả mới tránh được sự tấn công của cả đàn sói với tất cả kinh nghiệm của một người thợ săn lão luyện. Ông bắn chết sói mẹ và mang hai đứa trẻ về nhà. Tắm rửa sạch sẽ cho chúng, Singh phát hiện đó là hai bé gái khoảng 3 và 6 tuổi chúng không giống nhau và dường như sói mẹ đã nhặt được chúng ở những nơi khác nhau.



Khi Reverd mang hai đứa trẻ về trang trại, ông đã để chúng nằm ngoài hiên và đắp chăn cho chúng nhưng hai đứa trẻ không hề thích thú, vì chúng không cảm thấy lạnh. Chúng xé rách bất cứ loại quần áo nào khoác lên người chúng. Cuối cùng bà Singh liền may cho chúng nhữngchiếc khố cố định. Hai đứa trẻ mất nhiều thời gian xé khố nhưng bất lực.

Hai đứa trẻ thường giành giật thức ăn với đàn chó, chúng thường thức đêm, rất thính tai và tinh mắt. Chúng sợ người, sợ ánh sáng, thường ngủ gối người lên nhau và sủa váng lên khi đánh hơi thấy bất cứ vật gì.

Rồi Amala chết, Kamala thường nằm rầu rĩ trong góc nhà. Ít năm sau, Kamala dần dần được thuần hóa. Bé học cách đứng bằng hai chân, không ở trần nữa. Sau này Kamala bị sốt thương hàn. Bé yêu cầu được ra ngoài. Người chăm sóc liền đưa bé ra ngoài và Kamala thỏa mãn với tiếng gọi của thiên nhiên. Không ngần ngại bé liền nuốt những viên sỏi và đá nhỏ. Khi bé chết được chôn cất bằng tang lễ của thiên chúa giáo và được đặt cạnh phần mộ của Amala trên một cây đa.

Khởi nguyên của ma sói

Rất nhiều nhà văn trên Thế giới đã khắc họa thành công cuộc chiến trường kỳ giữa loài ma sói và loài ma cà rồng. Cuộc chiến của lòng thù hận, của những toan tính và cả việc chứng tỏ kẻ nào mạnh hơn.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng ma sói là triệu chứng của một căn bệnh phối hợp giữa bệnh dại, bệnh rậm lông, chứng hoang tưởng ảo giác, tóc và răng có màu đỏ. Còn việc những người này hay đi lại vào ban đêm được cho là biểu hiện của bệnh mộng du.



Có nhà khoa học gọi đó là bệnh mộng tưởng lâm sàng, trong đó một người bị tác động bởi một lòng tin hoang tưởng mà chính mình tự đặt ra - một tình trạng tương tự chứng loạn tinh thần. Số khác tinh rằng ma sói là những con vật linh thiêng của một tín ngưỡng tôn giáo nào đó hoặc là một loài vật được tạo ra bằng ma thuật.

Từ "ma sói" (werewolf) trong tiếng Anh cổ là chữ "wulf" chứ không phải chữ "were" như bây giờ. Sau nhiều giai đoạn lịch sử và sửa đổi, werewolf (giống với cụm từ We're Wolf) trở thành một từ thông dụng dùng để chỉ loài quái vật khát máu này.



Người Hy Lạp cổ đại từng truyền tụng câu chuyện về vua Lycaon bị biến thành ma sói vì dám đặt bẫy lừa thần Zeus ăn thịt người. Nước Pháp thế kỷ 16 chìm trong nỗi ám ảnh của những sinh vật mình người đầu sói tấn công những ai đi một mình. Và không ít truyện cổ tích nước Đức kể về những vị hoàng tử trúng phải lời nguyền hóa sói.

Nhà chiêm tinh gia huyền thoại Pliny của La Mã đã từng kể hai câu chuyện về ma sói. Chuyện về chàng Euanthes một mình lội qua hồ Arcadian và bị biến thành hình hài một con sói. Và tên quỉ dữ Agriopas sẽ hóa sói khi hắn nếm ruột của trẻ em.

Văn hóa châu Âu

Truyền thuyết ma sói tồn tại trong hầu hết mọi nền văn hóa, đặc biệt là ở Châu Âu, nơi chó sói được coi như một sinh vật săn mồi nổi trội của thế giới hoang dã. Những quốc gia sau đây đều có nền văn hóa gắn liền với loài ma sói với những cái tên trong ngoặc là tên gọi "ma sói" đặc trưng của từng quốc gia: Albania (oik), Armenia (mardagayl) France (loup-garou), Greece (lycanthropos), Spain (hombre lobo), Mexico (hombre lobo and nahual), Bulgaria (varkolak), Turkey (kurtadam), Czech Republic/Slovakia (vlkodlak), Serbia/Montenegro/Bosnia (vukodlak, вукодлак), Russia (vourdalak, оборотень), Ukraine (vovkulak(a), vurdalak(a), vovkun, перевертень), Croatia (vukodlak), Poland (wilkołak), Romania (vârcolac, priculici), Macedonia (vrkolak), Slovenia (volkodlak), Scotland (werewolf, wulver), England (werewolf), Ireland (faoladh or conriocht), Germany (Werwolf), the Netherlands (weerwolf), Denmark/Sweden/Norway (Varulv), Norway/Iceland (kveld-ulf, varúlfur), Galicia (lobisón), Portugal/ (lobisomem), Lithuania (vilkolakis and vilkatlakis), Latvia (vilkatis and vilkacis), Andorra/Catalonia (home llop), Hungary (Vérfarkas and Farkasember), Estonia (libahunt), Finland (ihmissusi and vironsusi), and Italy (lupo mannaro).



Ma sói trong văn hóa châu Âu là những người vô tội chẳng may phải hứng chịu một lời nguyền khủng khiếp. Tương truyền có rất nhiều cách để một người hóa sói. Đơn giản nhất là cách bôi lên người một loại dầu ma thuật (làm từ cây ớt mả, cà dược, kỳ nham trộn với mỡ heo, nhựa thông và dầu ôliu) và đeo vào một cái thắt lưng làm bằng da sói. Uống nước từ dấu chân chó sói hay từ một dòng suối bị phù phép cũng là một cách được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là việc bị ma sói cắn rồi bị ‘lây bệnh’. Ngoài ra, còn có những trường hợp xui xẻo bị hóa sói do di truyền (cha hay mẹ là ma sói), hay do là người con trai thứ bảy của một ông bố vốn cũng là người con thứ trai thứ bảy.



Ma sói được biết đến như những chiến binh mạnh mẽ và hung tàn nhất nhân loại. Có rất nhiều báo cáo khác nhau trên toàn Thế giới về những cuộc tấn công của ma sói đối với con người. Tại Pháp vào thế kỉ 16, một người đàn ông có tên là Gilles Garnier đã trông thấy một thứ mà ông ta gọi là "đi trên hai chân, đầy lông lá và có đôi mắt đầy máu". Những năm từ 1764 đến 1767 là khoảng thời gian cơn ác mộng ma sói lan rộng khắp mọi ngõ ngách của nước Pháp. Hầu như chẳng ai dám ra đường vào ban đêm, đặc biệt là những đêm trăng tròn.

Làm thế nào để chống lại ma sói ?

Tất nhiên trong "xã hội" ma sói có cả ma sói tốt và ma sói xấu. Nếu gặp ma sói tốt luôn sẵn lòng giúp đỡ thì không nói làm gì, nhưng nếu lỡ gặp phải một ma sói nhìn bạn y như nhìn… một miếng thịt ngon thì làm sao ? Có một số cách giúp bạn chống lại ma sói:

+ Nếu bạn là pháp sư, còn không biết hô biến cho nó trở lại hình người?

+ Không phải pháp sư à, vậy thì tìm cách gỡ cái thắt lưng da sói ra (có điều, 90% là bạn chưa kịp đụng đến cái thắt lưng đã bị "mần thịt" mất tiêu).



+ Chết chưa, không có thắt lưng. Vậy thì, hoặc bạn làm dấu thánh, vẫy nước thánh, hoặc gọi tên thánh của nó 3 lần (nếu như bạn biết).

+ Một cách hiệu quả nhất: quăng một món đồ bằng bạc vào nó (một viên đạn bằng bạc đâm xuyên tim sẽ hiệu quả hơn, nhưng trong lúc cấp bách, có gì xài được cứ việc quăng).



-Nếu tất cả các cách trên đều thất bại, vẫn còn một biện pháp cuối cùng: chạy nhanh nhất có thể.

Ma sói và công cụ tội ác



Trong chiến tranh Thế giới lần thứ II, Đức Quốc Xã từng có kế hoạch sử dụng một loại thuốc để biến đổi những binh sĩ thành sói - tăng cường khả năng tác chiến và chịu đựng. Nhưng những thất bại liên tiếp trong quá trình thử nghiệm đã khiến cho dự án điên rồ này của bọn phát xít đã không bao giờ trở thành hiện thực.

Cuộc chiến ma sói và ma cà rồng lên màn bạc

"Underworld" là bộ phim nói về tình yêu của một cô gái ma cà rồng và một chàng trai mang trong mình cả hai dòng máu, ma cà rồng và ma sói. Cuộc chiến tranh giữa Death Dealers (Ma cà rồng) và Lycans (Người sói) trong mối thù truyền kiếp với bối cảnh của 8 thế kỷ về trước. Truyền thuyết kể rằng, sự xung đột dai dẳng này bắt nguồn từ hai nhân vật chính - anh em Markus và William, những đứa con bất tử của Alexander Corvinus. Markus bị dơi cắn và trở thành kẻ đứng đầu vương quốc ma cà rồng, còn William bị một con sói tấn công, trở thành thủ lĩnh quyền lực của đội quân ma sói.



Thời gian trôi qua, ở vương quốc ma cà rồng có một cô gái xinh đẹp tên là Selene. Selene vốn là một người bình thường nhưng đã biến thành ma cà rồng để trả thù sau khi làng của cô bị người sói tấn công. Người xuất hiện và làm thay đổi cuộc đời cô là Michael, một chàng trai mang trong mình cả hai dòng máu, ma cà rồng và ma sói. Cả hai đều cố gắng giải mã những bí ẩn về dòng máu của mình, tình yêu đến xen lẫn hận thù khiến cho cuộc chiến thù hận càng đau thương hơn khi hai trái tim trẻ phải đối diện với nhau. Một bộ phim khắc họa đậm nét về hai sinh vật hư cấu nổi tiếng nhất nhân loại