Chào các bạn,


Phần đông chúng ta khi bước vào chỗ tập võ đều có một mục đích riêng, một hoài bão hay một lý tưởng. Có người học võ vì để đánh lộn, có người học để cường thân kiện thể, có người học vì muốn học võ chỉ để chứng tỏ mình mạnh, mình giỏi trong cái múa may hoa hoè của quyền thế hoặc có người học võ chỉ để mong cầu nắm bắt một đạo lý trong võ học v.v.v... Dầu gì đi nữa khi ta bắt đầu bước vào chỗ tập, chịu dưới sự hướng dẫn của ông thầy thì ta đã thấy ông thầy cao hơn mình, giỏi hơn mình, hoặc có thể mạnh hơn mình v.v.v...Qua một thời gian tập luyện lâu dài thì trình độ của ta có chút tiến bô.. Có người cảm giác mình giỏi hơn ông thầy, có người lại nghĩ mình học tới đó đã ngang ngửa với ông thầy, cũng có người luôn luôn nghĩ là mình không bao giờ vượt qua khỏi ông thầỵ Vâng, đúng vậy, trong một thời gian tập luyện có người thực tế đã vượt trội hơn cả ông thầy, giỏi hơn ổng, đánh bại ổng, nhưng cũng có người luôn luôn núp dưới cái bóng của thầy mình, lấy thầy mình ra so sánh với người khác thay vì chính bản thân mình. Vậy khi ta học võ, những vị thầy đã dạy chúng ta những gì? Có vị thầy chỉ chú trọng vô ứng dụng thực chiến, dạy những phương pháp ứng dụng thực tiễn không hoa hoè. Lại có những vị thầy chú trọng vào quyền thế, dạy những bài quyền thật đẹp mắt, những đòn thế thật cao siêu, bí hiểm hay những công phu như ngạnh công, nội công v.v.v... để nâng cao thể lực để bồi đắp thêm sự trầm trọng của đòn thế trong lúc ra đòn. Cũng có những vị thầy vừa dạy võ, vừa dạy đạo hầu hướng dẫn môn sinh vượt lên bản ngã trở về với tâm đạọ Nhưng thử hỏi mấy ai trong chúng ta khi đã tập luyện tới mức độ giỏi rồi, trong lúc đối diện với địch thủ mà không nao núng, không sợ trúng đòn mà chỉ thực sự bình thản như không có gì cả hoặc ngay cả lúc địch thủ ra đòn vẫn được ung dung tự tại thoải mái, ứng biến linh hoạt ra đòn mà mình muốn sử dụng một cách thật điêu luyện? Không biết lúc đó những đòn thế hoa hoè bí hiểm đó nó chạy đi đâu mất hay tinh thần và nguyên tắc võ đạo nó biến đi đâu chỉ còn để lại một tâm trí hoang mang của sự chai lì, run sợ hay là man trá suy nghĩ làm sao ra đòn với địch thủ hay đoán thử địch thủ sẽ làm gì. Có người sẽ nói là tập luyện tới một mức độ nào đó thì nó sẽ trở thành phản xạ của cơ thể không cần phải suy nghĩ nhưng đứng trước tình huống đối diện với một địch thủ đã có mấy ai có thể ung dung tự tại để mặc ra sao thì ra vì cơ thể tự nhiên sẽ phản xạ theo động tác của đối thủ mà không đoán coi địch thủ sẽ ra đòn gì hay đánh tới chỗ nàỏ Chúng ta thường hay có khuynh hướng chối bỏ thực tế và kiếm một cái gì đó để chứng minh cái tôi của chính mình, chứng minh cái mình đạt được. Chúng ta có thể đánh lừa tất cả mọi người nhưng chúng ta không thể đánh lừa chính bản thân chúng tạ Cũng có đôi lúc chúng ta tự lừa dối chính mình để né tránh cái hiện thực hiển nhiên nhầm khoả lấp sự thiếu sót của chính mình hay biện minh cho những sự thiếu sót đó. Rất là nhiều thuyết lý và nguyên tắc cao siêu và hay lắm, nhưng khi trực diện một đối thủ, mấy ai đã thực sự bình tỉnh và áp dụng hay tạo được sự rợp ràng của cơ thể theo ý mình muốn hoặc hiểu cơ thể m`inh đang làm gì trong suốt quá trình đối diện với địch thủ ? Phần lớn chúng ta luôn suy nghĩ đoán coi đối thủ sẽ làm gì hoặc là tính toán trong đầu mình sẽ làm gì với đối thủ nhưng có bao giờ chúng ta bỏ mặc cho đối thủ làm gì thì làm để rồi thân thể tự thích nghi theo hoàn cảnh một cách tự tại và tâm tư không nao núng lại có thể nhận thức được cơ thể mình đang làm gì, thiếu sót những gì, mạnh ở chỗ nào, yếu ở đâu không? Nói ra thì nghe quá cao siêu giống nói phét nhưng các bạn thử nghĩ lại trong quá trình tập luyện và đối diện với đối thủ có phải có tâm trạng nao núng những đoạn đã diễn tả ở trên không? Nếu các bạn thử tưởng tượng thân thể các bạn như cái cột đèn và tầm nhìn của các bạn như là cái bóng đèn dính vào cột đèn đó. Ddối phương là một vật di động đứng cách cái trụ đèn. Thường thì chúng ta hay hươ"ng tầm nhìn vào cái vật di động đó, hễ nó chuyển động nhanh thì mình hướng nhanh theo, chuyển động chậm thì mình hướng chậm theo, tức là mình ráng soi cái bóng đèn để cho vật di động đó không ra khỏi cái vùng sáng để đi vào trụ đèn. Nếu vật đó di động nhanh hơn độ quét của bóng đèn thì nó sẽ ra khỏi tầm nhìn và vào tới trụ đèn hồi nào không biết. Nếu ta để bóng đèn cứ soi thẳng xuống trụ đèn, không cần biết cái vật di động đó làm gì ở ngoài, nhưng khi tới gần trụ đèn là lúc nào cũng nằm trong cái ánh sáng của bóng đèn rọị Bởi phân` lớn chính chúng ta không bao giờ hươ"ng tầm nhìn vào trong chính mình cho nên hay vùng vẫn quờ quạng quơ đại khi mà địch thủ ngoài sự kiểm soát của chính mình. Ddây chỉ là chút ít kinh nghiệm nhỏ noi mong san sẻ với các bạn. Nó không phải là chân lý tối thượng và dĩ nhiên nó còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố nữa và còn phụ thuộc vào sự tập luyện kiên trì của từng cá nhân để cảm nhận cái vi diệu của sự rợp ràng giữa thân thể và tâm thức nữạ Chút ít kinh nghiệm nhỏ nhoi nếu có gì sai sót thì xin các bạn chỉ điểm thêm cho.

Ngọc Linh Tử