Trích dẫn Nguyên văn bởi myxuanclub Xem Bài Gởi
Không biết thiền mà ĐLNV đang hành trì là thiền của đạo giáo tông phái nào? Chứng ngộ ra sao ( tự hành trì và tự chứng đạt hay do người khác chứng cho mình ). Không biết ông ta đã đạt được những gì khi tu tập và hành trì, nhưng nếu theo như đúng những gì bài báo đăng thì tôi thấy ông ấy có 1 sự tự cao nhè nhẹ . Mong các cao thủ diễn đàn vào cho chút ý kiến để cùng nhau học tập. Thank!
- Dạo này hay gặp chữ "Thiền", các Sư thầy và Cư sĩ hay dùng, "sống thiền", "hành thiền", đi du hý ở nơi nào đó yên tĩnh hưởng thụ cảm giác an lạc của chư Thiên liền cho đó có chút hương thiền. Khi được hỏi ra như thế nào là thiền mà Phật dạy? Thiền đưa đến tuệ, vậy tuệ ấy là tuệ gì ? Như thế nào để đạt được thiền ? Thì gần như 100% những lần hỏi đều nhận lại được ánh mắt né tránh, câu trả lời dè dặt chung chung, uốn éo, chẳng ra vấn đề.

"Thiền" được giới trí thức đặt ở cửa miệng như một thứ mỹ vị tao nhã của bậc Thanh Cao có cốt cách! Thú thật SMC chẳng bao giờ dám dùng từ ấy, thiền nói đầy đủ là Thiền định, được xây dựng trên nền tảng giới hạnh. Thiền định là một trạng thái mà ở đó vị ấy có lập trường bất động với các thiện pháp; và nếu nói đến thiền định trong Phật giáo thì chỉ có bốn Thánh định là "chánh", được đức Phật tán thán, khuyến khích, là nấc thang đưa đến sự giác ngộ hoàn toàn.

Rồi không biết tự bao giờ, thiền trà, thiền uống nước, thiền ngắm trăng, thiền đi dạo, thiền thưởng hoa, thiền xông trầm..v..v.... xuất hiện dày đặc. Cái gì cũng gán chữ thiền vào một cách tùy tiện, xong tự biên tự diễn tạp luận. Và cũng không ít người tự dựng lên một nền tảng vay mượn mỗi thứ một chút để tạo nên cái riêng cho mình, như trường hợp của bà Thanh Hải hay ông Trần Tâm. Gần đây nhất là "Thông Thiên Hội" (http://www.thongthienhoc.com) hoặc Thiền Tông Tân Diệu...

==> Người Phật tử cần cân nhắc và sáng suốt trong mọi sự lựa chọn. Luôn luôn ghi nhớ: RIÊNG VỚI ĐẠO PHẬT, giáo pháp nào không có hàm chứa Bát Chánh Đạo, không phản ánh 3 trạng thái: Vô thường - Dukkha (khổ) - Vô ngã, thì đó KHÔNG PHẢI LÀ GIÁO PHÁP CỦA PHẬT.